Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ, là một trong những bệnh lý thường gặp ở mắt. Bệnh thường lành tính và có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần đến 10 ngày.
Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, viêm kết mạc dễ lây lan. Nếu bị viêm kết mạc thì cần phải điều trị để mắt nhanh khỏi và không lây lan cho người khác.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm kết mạc là tình trạng nhiễm trùng mắt do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Người bệnh thường có triệu chứng đỏ mắt từ nhẹ đến nặng hơn, sưng, ra nhiều gỉ mắt và chảy nước mắt.
Bệnh đau mắt đỏ có thể khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, đau nhức và nếu không chăm sóc cẩn thận thì có thể dẫn tới các biến chứng nặng hơn.

Đau mắt đỏ cần xử trí thế nào?
Một số triệu chứng của viêm kết mạc (đau mắt đỏ) có thể kể đến như:
– Đỏ hoặc sưng lòng trắng của mắt hoặc bên trong mí mắt
– Mắt bị viêm kết mạc thường tăng lượng nước mắt
– Xuất hiện ghèn mắt màu vàng, trắng hoặc xanh
– Ngứa, nóng mắt
– Khó chịu khi đeo kính áp tròng
Nguyên nhân gây viêm kết mạc (đau mắt đỏ) có thể kể đến như:
Tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, bắt tay…
– Cầm, nắm, chạm vào những vật dụng nhiễm nguồn bệnh (như: tay nắm cửa, điều khiển ti vi, nút bấm cầu thang…). Dùng chung đồ vật, đồ dùng cá nhân với nguời bệnh như khăn mặt, chậu rửa mặt, gối…
– Sử dụng nguồn nước bị nhiễm mầm bệnh như ao, hồ, bể bơi.
– Thói quen hay dụi mắt, sờ vào mũi, vào miệng.
Đây là một bệnh lành tính, thường khỏi trong vòng 1 tuần đến 10 ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên để rút ngắn thời gian mắc bệnh và giảm bớt khó chịu bạn nên dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Phương pháp điều trị bệnh viêm kết mạc tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Một số cách xử trí khi bị đau mắt đỏ:
– Lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần/ngày bằng khăn giấy ẩm hoặc bông. Lau xong vứt bỏ khăn, không sử dụng lại.
– Người bệnh cần được nghỉ ngơi, cách ly, dùng thuốc theo đơn của thầy thuốc.
– Không tra vào mắt lành thuốc nhỏ của mắt đang bị nhiễm khuẩn. Không dùng chung thuốc tra mắt vì có thể mỗi người nhiễm một vi khuẩn, virus khác nhau và các đầu lọ thuốc đã nhiễm khuẩn. Dùng chung thuốc thì vô tình sẽ có thể tiếp tục nhiễm loại vi khuẩn, virus khác khiến bệnh nặng thêm hoặc bệnh tái lại.
– Nên rửa tay sạch trước khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt. Sau khi vệ sinh mắt và nhỏ thuốc mắt, cần tiếp tục rửa tay lần nữa bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
– Trẻ em bị bệnh nên nghỉ học, không đưa trẻ đến trường hoặc những nơi đông người để tránh lây bệnh cho người khác.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp sau cần phải tới bệnh viện để được thăm khám và điều trị:
-Đau trung bình đến nặng
– Nhạy cảm với ánh sáng hoặc mờ mắt
– Đỏ dữ dội trong mắt
– Đang mắc hội chứng suy giảm miễn dịch (HIV) hoặc đang điều trị ung thư
– Các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn hoặc bệnh không khỏi sau 1 tuần đến 10 ngày.
– Các bệnh về mắt đã có sẵn có thể khiến bạn có nguy cơ bị biến chứng hoặc nhiễm trùng nặng
– Trẻ sơ sinh hoặc trẻ em có triệu chứng viêm kết mạc nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
Bệnh viện Đa khoa An Việt là địa điểm uy tín trong việc thăm khám và điều trị nhiều vấn đề về sức khỏe. Với các chuyên gia có tiếng như PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An, bác sĩ CK Đỗ Đình Khải, Bác sĩ CK II Phạm Mạnh Thân, BS CK I Bùi Ngọc Lâm… cùng trang thiết bị hiện đại, Bệnh viện An Việt là địa chỉ uy tín cho người bệnh giải quyết các vấn đề sức khỏe của mình.
Ngay bây giờ, nếu bạn đang cần tư vấn về dịch vụ hoặc đặt lịch, hãy để lại thông tin hoặc gọi tới hotline 1900 28 38 – 0965 98 37 73, bác sĩ sẽ hỗ trợ giải đáp cụ thể.
—————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 – 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám – Video Call với bác sĩ” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd