Tiêu chảy ở trẻ em thường là dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm trùng. Tuy tình trạng này không nguy hiểm nhưng cha mẹ chớ vì thế mà chủ quan, bởi trẻ bị tiêu chảy hay đi kèm với mất nước, nếu nghiêm trọng có thể ảnh hưởng tới sức khỏe.
Tiêu chảy là gì?
Từ 1 – 3 tháng tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 2 lần/ngày. Một số trẻ chỉ đi tiêu 1 lần/tuần.
Khi được 2 tuổi, trẻ đi tiêu ít nhất 1 lần/ngày. Phân trẻ thường mềm, đóng khuôn. Tuy nhiên, mỗi trẻ sẽ có số lần đi tiêu khác nhau, có trẻ đi tiêu mỗi 2 ngày 1 lần.
Trẻ được xem là bị tiêu chảy khi trong phân có nhiều nước hơn bình thường, hoặc đi tiêu trên 3 lần/ngày.
Tiêu chảy là cách cơ thể tự loại bỏ vi trùng, và hầu hết các đợt tiêu chảy ở trẻ em sẽ kéo dài từ vài ngày đến một tuần. Tiêu chảy có thể xảy ra kèm theo sốt, buồn nôn và nôn, chuột rút và thậm chí phát ban. (1)
Tiêu chảy có 2 dạng:
- Tiêu chảy cấp ở trẻ: Trẻ đi ngoài phân lỏng kéo dài dưới 14 ngày. Nguyên nhân thường do thực phẩm hoặc nước bị nhiễm khuẩn hoặc do siêu vi.
- Tiêu chảy mãn tính ở trẻ: Tiêu chảy kéo dài trong vài tuần. Tình trạng này xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân, thường gặp nhất là do trẻ bị nhiễm trùng hoặc nhiễm ký sinh trùng hội chứng ruột kích thích, hoặc không dung nạp hay dị ứng với thức ăn.
Xem thêm chia sẻ của BSCK II Phạm Mạnh Thân về thói quen dễ gây tiêu chảy ở trẻ nhỏ tại:
Để được tư vấn và đặt lịch thăm khám, đừng ngại ngần gọi tới 1900 28 38 - 0965 98 37 73 để được tư vấn và đặt lịch hoàn toàn miễn phí.