1. 4 cách chữa viêm tai ngoài hiệu quả an toàn nhất hiện nay
Viêm tai ngoài khiến bệnh nhân thường xuyên gặp các triệu chứng đau nhức, ù tai, chảy dịch mủ, suy giảm hoặc thậm chí mất thính lực tạm thời. Vậy cách chữa viêm tai ngoài như thế nào để giảm nhanh các triệu chứng, dứt điểm không tái phát về sau?
Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ tổng hợp lại tất cả các cách điều trị viêm tai ngoài hiệu quả, thích hợp nhiều đối tượng và an toàn.
Xem thêm:
+ Bệnh viêm tai ngoài nên ăn gì và kiêng gì
+ Viêm màng tai ngoài là gì

Cách điều trị viêm tai ngoài hiệu quả
- Chữa viêm tai ngoài bằng thuốc nhỏ tai
Bệnh viêm tai ngoài do nhiều nguyên nhân gây nên, chủ yếu do nhiễm trùng tai ngoài. Khi mới phát bệnh, các triệu chứng còn nhẹ bệnh nhân có thể tự chữa ngay tại nhà bằng các loại thuốc giảm đau, kháng viêm kháng khuẩn.
Toa thuốc nhỏ tai gồm thuốc nhỏ và thuốc xịt không kê đơn có chứa thành phần giảm đau, giảm viêm sưng như paracetamol, ibuprofen,...
Bạn có thể đến nhà thuốc mua thuốc nhỏ và xịt, sử dụng trong 1 tuần liên tục.
Trong trường hợp tình trạng không thuyên giảm bạn nên đến bệnh viện khám, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc nhỏ tai có chứa kháng sinh và steroid. Các loại thuốc này có công dụng kiểm soát tình trạng viêm nhiễm hiệu quả, chống nhiễm trùng lan rộng.
Bên cạnh đó, mỗi ngày ở nhà, bạn có thể dùng khăn thấm nước ấm, sau đó vắt khô và áp vào bên tai để giảm đau.
- Viêm tai ngoài và cách điều trị bằng thuốc Tây y
Với trường hợp bệnh viêm tai ngoài có nhiều triệu chứng đau nhức, chảy dịch mủ, nhiễm trùng lan rộng, bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị.
Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, kháng viêm, kháng sưng kết hợp với các thuốc nhỏ tai.
Một số loại thuốc kê theo đơn thường dùng là kháng sinh, corticosteroid giảm viêm và ngứa tai, giảm đau acetaminophen hay ibuprofen,...
Lưu ý: Tuyệt đối tuân thủ ý kiến của bác sĩ trong sử dụng thuốc, phải uống đủ liều lượng và đúng thời gian, tuyệt đối không được dừng thuốc giữa chừng. Việc tự ý sử dụng thuốc tây, đặc biệt thuốc kháng sinh rất nguy hiểm, có thể gây nên tình trạng kháng kháng sinh về sau.
- Cách chữa viêm tai ngoài bằng đông y
Trong Đông y có nhiều bài thuốc đông y hiệu quả, được nhiều người ưa chuộng trong điều trị bệnh tai ngoài.
Ưu điểm của những bài thuốc đông y là lành tính, an toàn do thành phần từ các loại cây cỏ, thảo dược thiên nhiên. Không chỉ trị từ căn nguyên gây bệnh mà các bài thuốc đông y còn giúp hồi phục, bồi bổ cơ thể rất tốt.
Song, những bài thuốc này thường rất kỳ công trong chế biến, đun nấu. Hơn nữa hiệu quả điều trị còn tuỳ thuộc vào cơ địa mỗi người, thường phải sử dụng liên tục trong thời gian dài.
Dưới đây là một số bài thuốc đông y chữa bệnh viêm tai ngoài hiệu quả:
3.1 Bài thuốc 1
Khi có triệu chứng đau nhức tai, ù tai, sốt cao,... bạn có thể sử dụng bài thuốc này.
Sắc thuốc gồm 20g kim ngân hoa, 12g mỗi loại long đởm thảo, sài hồ, hoàng cầm, ngưu bàng tử, chi tử, 6g bạc hà. Mỗi ngày uống 1 thang thuốc, chia thành 2 - 3 lần trong ngày.
3.2 Bài thuốc 2
Nếu viêm tai ngoài đi kèm triệu chứng chảy dịch mủ, xuất huyết tai thì nên sử dụng bài thuốc sau:
Chuẩn bị 20g kim ngân hoa, 16g sinh địa, 12g mỗi loại ý dĩ, chi tử, trạch tả, ngưu bàng, long đởm thảo, sài hồ, xa tiền, đan bì, hoàng cầm, mộc thông, 8g quy đầu, 6g mỗi loại thương truật, thuyền thoái, bạc hà, xương bồ, 4g cam thảo.
Tất cả đem sắc nước, uống trong ngày.
3.3 Bài thuốc 3
Bài thuốc này sử dụng cho trẻ nhỏ bị viêm tai ngoài mạn tính. Bên cạnh dấu hiệu viêm nhiễm, chảy dịch mủ kéo dài, trẻ còn bị suy nhược, phân lỏng,....
Chuẩn bị nguyên liệu gồm 12g trạch tả, sơn dược, 8g mỗi loại biển đậu, hoàng liên, cốc nha, bạch thược, phục linh đem sắc thuốc cho trẻ uống trong ngày.
- Điều trị viêm tai ngoài bằng thuốc dân gian
Trong thiên nhiên có nhiều thảo dược thiên nhiên, có công dụng hiệu quả trong điều trị các triệu chứng viêm tai ngoài. Dưới đây là một số bài thuốc dân gian bạn có thể sử dụng.
4.1 Điều trị viêm tai ngoài bằng tỏi
Tỏi được biết đến như một loại kháng sinh tự nhiên giúp sát khuẩn, giảm đau hiệu quả.
Đơn giản nhất, bạn có thể cắt đôi một nhánh tỏi nhỏ, sau đó nhét vào tai bị đau một lúc. Song tỏi có tính nóng nên phải hết sức cẩn thận, với trẻ em thậm chí có thể gây bỏng rát.
4.2 Cách điều trị viêm tai ngoài bằng lá hẹ
Sử dụng lá hẹ đúng cách sẽ giúp giảm nhanh các triệu chứng, đồng thời ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm lan rộng, kháng khuẩn hiệu quả.
- Ngâm 50g lá hẹ trong nước muối pha loãng, rửa sạch sau đó giã nhuyễn chắt lấy nước cốt nhỏ trực tiếp vào tai mỗi lần 3 giọt.
- Lấy 50g lá hẹ ngâm nước muối, rửa sạch, cắt nhỏ. Đun lá hẹ với 50g phèn chua cho đến khi phèn chảy ra. Tán hỗn hợp thành bột mịn. Mỗi lần dùng cuộn tờ giấy lại, thổi bột mịn vào tai ngày 2 lần.
4.3 Chữa viêm tai ngoài bằng sáp ong

Viêm tai ngoài và cách điều trị hiệu quả nhất
Một trong những mẹo được nhiều người dùng để điều trị bệnh viêm tai ngoài rất phổ biến chính là thổi sáp ong.
Cách làm đơn giản như sau:
- Lấy 1 miếng sáp ong vắt ráo mật ong, đun sáp ong cho tan ra.
- Phết phần sáp ong đã tan lên 1 tờ giấy. Khi còn nóng, cuộn giấy thành hình nón.
- Đốt đầu giấy tạo thành khói như điếu thuốc dùng để xông tai bị viêm.
Thực hiện thổi sáp ong liên tục trong 10 ngày, mỗi ngày 2 - 3 cuộn giấy.
Chữa viêm tai ngoài không quá phức tạp, bệnh hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm và nhanh chóng. Trên đây là tổng hợp các cách điều trị phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay mà bạn đọc có thể tham khảo. Bạn đọc có thể tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác tại website benhvienanviet.com hoặc trực tiếp liên hệ đến hotline 1900.2838 để nhận tư vấn.
Bệnh viện An Việt
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 2838