6 nguyên nhân thoái hóa khớp phổ biến nhất
Rất nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến căn bệnh này, nhưng 6 nguyên nhân thoái hóa khớp dưới đây được đánh giá là phổ biến nhất:
1. Tuổi tác và nguy cơ thoái hóa
Hệ thống xương khớp, giống như mọi cơ quan khác trong cơ thể, đều chịu sự lão hóa tự nhiên theo thời gian. Càng lớn tuổi, nguy cơ thoái hóa khớp càng tăng, sụn khớp trở nên yếu đi, dễ dẫn đến tình trạng sưng, viêm.
Các chuyên gia cho biết, từ 50 tuổi trở lên, nguy cơ thoái hóa khớp gia tăng đáng kể, đặc biệt ở nữ giới. Khi bước sang tuổi 65, quá trình thoái hóa diễn ra nhanh hơn, thường xuất hiện ở các khớp gối, khớp bàn tay,…
2. Lao động nặng và tư thế làm việc sai
Lao động nặng: Người thường xuyên mang vác nặng hoặc làm việc quá sức khiến xương khớp chịu áp lực lớn, dễ bị tổn thương và thoái hóa. Trẻ em lao động sớm trong giai đoạn phát triển xương có thể gặp hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến thoái hóa từ sớm.
Tư thế sai: Ngồi, đứng quá lâu, hoặc làm việc sai tư thế trong thời gian dài gây áp lực lên khớp, dẫn đến tổn thương, đặc biệt ở nhân viên văn phòng hoặc công nhân.
3. Chấn thương và bệnh lý về khớp
Chấn thương do tai nạn giao thông, lao động, hoặc chơi thể thao cường độ cao có thể gây viêm khớp. Nếu không được điều trị kịp thời, những chấn thương này làm tăng nguy cơ thoái hóa khớp – nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này.
4. Thừa cân, béo phì
Thừa cân làm tăng áp lực lên xương khớp, dễ dẫn đến tổn thương. Điều này trở nên nghiêm trọng hơn trong các hoạt động hàng ngày hoặc lao động nặng.
5. Yếu tố di truyền
Người có bố mẹ mắc các bệnh về xương khớp có nguy cơ cao bị thoái hóa, đặc biệt nếu gặp tổn thương bẩm sinh ở xương và sụn.
6. Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Thiếu chất dinh dưỡng: Canxi và vitamin D không đủ sẽ khiến xương dễ loãng và thoái hóa.
Thói quen xấu: Thường xuyên sử dụng chất kích thích, hút thuốc lá, uống rượu bia, hoặc ăn thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh không chỉ ảnh hưởng đến cân nặng mà còn gây hại cho xương khớp.
Lão hóa xương khớp là quá trình tự nhiên nhưng có thể được kiểm soát nếu bạn duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, thói quen sinh hoạt lành mạnh và hạn chế các yếu tố gây hại.

ThS.BSCKII LY RINA – Chuyên khoa Nội – Nội cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa An Việt
Điều trị thoái hóa khớp bằng phương pháp nào hiệu quả nhất hiện nay?
Thoái hóa khớp là bệnh lý mạn tính và tiến triển, các triệu chứng tăng lên theo thời gian.
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp như tiêm thuốc, phẫu thuật. Tuy nhiên phương pháp tiêm huyết tương giàu tiểu cầu PRP mà bệnh viện An Việt đang áp dụng đã được chứng minh là an toàn nhất, nhanh chóng chấm dứt cơn đau và có tác dụng lâu dài. PRP kích thích tế bào biểu mô, tạo chất nền, phân chia tế bào và tái tạo tế bào máu, cũng như kích thích phát triển mạch máu. Từ đó làm tái sinh các mô bị hư hại, giúp cho tế bào trở nên khỏe mạnh hơn. Đối với các tổn thương cơ xương khớp, PRP có tác dụng kháng viêm, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, tăng khả năng vận động cho cơ và khớp.
Bệnh viện Đa khoa An Việt tự hào là địa chỉ uy tín, chữa trị phẫu thuật thành công cho hàng ngàn bệnh nhân mắc các bệnh lý Cơ -Xương- Khớp. Đồng thời, ThS.BSCKII LY RINA – Chuyên khoa Nội – Nội cơ xương khớp – Bệnh viện Đa khoa An Việt đã được đào tạo và có kinh nghiệm tiêm PRP huyết tương giàu tiểu cầu với nhiều bệnh nhân.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân thoái hóa khớp và cách phòng bệnh hiệu quả. Nếu có dấu hiệu nghi ngờ bệnh và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe, liên hệ ngay hotline 1900 28 38 – 0965 98 37 73 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám.
——————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 – 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám ” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd
*Tham vấn y khoa bởi ThS.BSCKII LY RINA – Chuyên khoa Nội – Nội cơ xương khớp
Lưu ý: Các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.