Ho là một trong những dấu hiệu phản ứng lại của cơ thể với các tác động từ bên ngoài. Ho cũng là giải pháp ngăn chặn và đào thải các dịch tiết, đờm nhớt ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, mỗi lần thấy con húng hắng ho là cha mẹ bắt đầu lo lắng và lúng túng không biết nên xử trí ra sao.
Ho là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khi thời tiết giao mùa hoặc trong những ngày giá rét. Nếu không xử lý triệt để bệnh, có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ.

Các mức độ ho thường gặp ở trẻ
Ho là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, có thể cảnh báo nhiều bệnh khác nhau
Ho khan: Là ho không có đờm, thường gặp khi bị viêm mũi họng, ngạt mũi hay hắt hơi, chảy nước mũi không phải do viêm phổi hay viêm phế quản. Khi ho, trẻ dễ bị nôn trớ nên dễ mệt mỏi, chán ăn.
Ho có đờm: Là khi ho trẻ thường tiết nhiều đờm loãng hoặc đặc. Đây có thể là một trong các triệu chứng của bệnh viêm xoang hay viêm phế quản. Cha mẹ có thể nhận ra khi trẻ có đờm, ho có cảm giác nặng ngực, mệt và hơi thở gấp.
Trẻ ho sù sụ: Đây là dấu hiệu thường thấy của bệnh nhiễm trùng thanh khí quản. Bệnh này xảy ra do dị ứng thời tiết khi thay đổi nhiệt độ hoặc là do virus gây nhiễm trùng đường hô hấp gây nên. Bệnh thường hay phát về đêm và dễ nhận thấy khi nghe tiếng thở của bé khò khè, thở lớn. Thường do nhiễm trùng hay do sưng phần trên của đường hô hấp. Đa số các trường hợp ho này là do bệnh bạch hầu thanh quản, một dạng bệnh nhiễm trùng thanh quản và khí quản.
Ho lâu ngày: Là dấu hiệu của bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn bordetella gây ra. Các triệu chứng của bệnh này là trẻ ho nhiều, chảy nước mũi, hắt hơi và sốt nhẹ. Bệnh này xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng dễ mắc nhất là ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi chưa được tiêm chủng ngừa.
Ho khò khè: Trẻ bị ho đi kèm với thở khò khè có thể là dấu hiệu của bệnh viêm đường hô hấp dưới. Chứng bệnh này cũng có thể xảy ra khi đường hô hấp dưới bị cản bởi vật thể lạ hay do nước nhầy từ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp tiết ra, thường gặp ở trẻ nhỏ tuổi.
Cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị ho?
Thường xuyên vệ sinh mũi, họng cho trẻ
Một số cha mẹ khi con bị ốm thường quá phụ thuộc vào thuốc, cứ nghĩ rằng trẻ nhỏ, sức đề kháng kém nên khi bị ốm là phải uống thuốc. Tuy nhiên, họ lại quên mất rằng những biện pháp vệ sinh đường mũi họng đơn giản cũng giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi, đau họng, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý Natri clorid 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ. Trong một số trường hợp chỉ bằng những cách đơn giản này trẻ có thể khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc kháng sinh.
Khi nào nên đưa trẻ đi khám?
Khi trẻ bị ho, cha mẹ không nên quá lo lắng mà cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ho của trẻ để tìm ra cách điều trị hiệu quả nhất. Nhiều khi trẻ chỉ đơn thuần là ho gió, ho cảm những trường hợp này chỉ là bộc phát, sẽ rất nhanh tự khỏi.
Trong trường hợp trẻ bị ho tím tái ở môi, ở đầu ngón tay, ngón chân và khó thở (thở nhanh, dồn dập trên 60 lần/phút), có tiếng khò khè và co kéo cơ hô hấp ở cổ xuống sườn là những trường hợp nặng, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu ngay.
Bệnh viện Đa khoa An Việt với trang thiết bị máy móc vô cùng hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ tận tâm có kinh nghiệm, chuyên môn cao là một trong những cơ sở y tế thăm khám chất lượng và uy tín cho bé tại Hà Nội.

Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 2838 hoặc 0965 98 37 73 để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.
-------------------------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 - 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để "Tra cứu kết quả - Đặt lịch khám - Video Call với bác sĩ" và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd