Bị chóng mặt thường xuyên là thiếu chất gì?
1. Thiếu vitamin D
Vitamin D có vai trò hỗ trợ duy trì mức canxi trong máu ổn định. Trong khi đó, tình trạng hạ canxi máu là tác nhân gây chóng mặt phổ biến. Nhiều nghiên cứu cho thấy, người bệnh chóng mặt kịch phát lành tính thường có nồng độ vitamin D trung bình trong huyết thanh ở mức thấp (23 ng/mL). Do đó, thiếu vitamin D có thể là một trong những nguyên nhân làm khởi phát triệu chứng chóng mặt.
2. Thiếu vitamin C
Cơ thể con người không thể tự sản xuất vitamin C. Vì vậy, nếu chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ lượng vitamin C, cơ thể có thể bị thiếu hụt dưỡng chất này.
Vitamin C có vai trò tối ưu quá trình hấp thụ chất sắt (khoáng chất thiết yếu tạo nên hồng cầu) của cơ thể. Việc thiếu hụt vitamin C có thể gây ra tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, dẫn đến triệu chứng dễ bị chóng mặt. Do đó, nếu đang băn khoăn vấn đề hay bị chóng mặt là thiếu chất gì thì có thể đó là vitamin C.
3. Thiếu magie
Nếu chưa biết hay chóng mặt thiếu chất gì, bạn nên xem xét thêm đến tình trạng thiếu hụt magie trong cơ thể. Magie là khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể cân bằng điện giải. Hấp thu không đủ lượng magie mà cơ thể cần có thể gây rối loạn tín hiệu “đường truyền” từ tai trong và hoạt động của các dây thần kinh cảm giác, gây ra tình trạng mất thăng bằng, chóng mặt.
4. Thiếu sắt
Người thường xuyên chóng mặt, hay bị choáng là thiếu chất gì? Đó có thể là do thiếu chất sắt. Chất sắt là khoáng chất quan trọng tham gia vào quá trình hình thành tế bào máu (tạo nên hồng cầu). Thiếu hụt chất sắt là nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng thiếu máu, khi đó người bệnh thường xuyên gặp phải các vấn đề như hoa mắt, chóng mặt, choáng váng mệt mỏi…
5. Thiếu vitamin nhóm B
Thường xuyên bị chóng mặt thiếu vitamin gì? Ngoài vitamin D và vitamin C thì thiếu hụt vitamin nhóm B cũng có thể là nguyên nhân gây chóng mặt. Vitamin nhóm B đóng vai trò quan trọng giúp tối ưu quá trình trao đổi chất ở hệ thần kinh bằng cách hỗ trợ hình thành lớp myelin bao phủ và bảo vệ các dây thần kinh.
Khi không được cung cấp đủ lượng vitamin B12 cần thiết, quá trình hình thành tế bào máu trong tủy xương có thể bị rối loạn. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu hụt vitamin B12 có thể gây thiếu máu (hay thiếu cobalamin) và làm khởi phát các triệu chứng như mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt…

Bị chóng mặt thường xuyên là thiếu chất gì?
Cách bổ sung vitamin và khoáng chất hỗ trợ cải thiện chóng mặt
Chóng mặt thường xuất phát từ thiếu hụt dinh dưỡng, do đó bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất là bước quan trọng để cải thiện tình trạng này. Dưới đây là các nhóm chất cần thiết và thực phẩm giàu dưỡng chất nên có trong chế độ ăn uống hằng ngày:
1. Vitamin D
Vitamin D giúp cân bằng canxi trong cơ thể, giảm triệu chứng chóng mặt. Ngoài ánh nắng mặt trời, bạn có thể bổ sung vitamin D qua các thực phẩm như:
Nguồn động vật: Cá hồi, cá thu, dầu gan cá tuyết, tôm, hàu, phô mai, lòng đỏ trứng.
Nguồn thực vật: Ngũ cốc, yến mạch, nấm.
Lưu ý: Tiếp xúc ánh nắng 15–20 phút mỗi ngày vào buổi sáng sớm để tối ưu hóa lượng vitamin D tự nhiên.
2. Vitamin C
Vitamin C không chỉ tăng cường miễn dịch mà còn hỗ trợ hấp thụ sắt, giúp cải thiện thiếu máu – một nguyên nhân phổ biến của chóng mặt. Các thực phẩm giàu vitamin C gồm:
Ổi, cam, quýt, dâu tây, kiwi, dứa, cà chua.
Rau xanh: Bông cải xanh, rau diếp, ớt chuông.
Mẹo nhỏ: Uống nước cam sau bữa ăn giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
3. Magie
Magie quan trọng trong việc điều hòa hoạt động thần kinh và cơ bắp, ngăn ngừa chóng mặt. Các thực phẩm giàu magie nên bổ sung:
Các loại hạt: Hạt chia, hạt điều, hạnh nhân.
Rau xanh: Cải bó xôi, cải xoăn.
Ngũ cốc nguyên hạt: Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch đen.
Khác: Chocolate đen, quả bơ.
4. Sắt
Thiếu sắt dẫn đến thiếu máu, gây mệt mỏi và chóng mặt. Có hai loại sắt:
Sắt heme: Có trong thực phẩm động vật như gan, thịt đỏ, hải sản.
Sắt không heme: Có trong thực vật như cải bó xôi, khoai tây, đậu nành, hạt chia.
Lưu ý: Kết hợp thực phẩm giàu sắt và vitamin C để tăng hiệu quả hấp thụ.
5. Vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B, đặc biệt là B12, giúp duy trì hoạt động thần kinh và sản xuất tế bào máu. Nguồn cung cấp:
Nội tạng động vật, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa chua.
Các loại đậu, cá hồi, thịt lợn.
Để giảm thiểu triệu chứng chóng mặt thường xuyên, việc xây dựng chế độ ăn đa dạng, cân bằng các nhóm dưỡng chất là rất cần thiết. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài, bạn nên đến Bệnh viện đa khoa An Việt thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định chính xác nguyên nhân và điều trị phù hợp.
Liên hệ ngay hotline 1900 2838 – 0965 98 3773 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất.
——————————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 2838 – 0965 98 3773
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám ” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd