Nguyên nhân dẫn tới tình trạng bị chuột rút khi mang thai
Chuột rút khi mang thai là một cơn co thắt đột ngột và không tự nguyện của một hay nhiều nhóm cơ gây đau dữ dội ở đùi, bắp chân và chân, thường xảy ra vào ban đêm vào giữa và cuối của thai kỳ. Trong sản khoa, có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuột rút khi mang thai bao gồm các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng trong thai kỳ, gây áp lực nhiều hơn tới các cơ bắp ở chân và gây nên tình trạng bị chuột rút khi mang thai.
- Thời kì mang thai, tử cung ngày càng to làm tăng áp lực lên các mạch máu chính đưa máu từ chân lên tim và các dây thần kinh từ tủy sống đến chân các tĩnh mạch cung cấp máu cho tử cung cũng bị chèn ép gây cảm giác nặng nề, khó chịu và có thể dẫn tới tình trạng bị chuột rút khi mang thai.
- Bị chuột rút khi mang thai có thể do cơ thể mẹ bầu bị thiếu canxi, nhất là vào những tháng cuối thai kỳ, nhu cầu canxi của cơ thể càng tăng cao để có thể đáp ứng cho sự phát triển của thai nhi.
Dấu hiệu chuột rút khi mang thai
Bà bầu gặp phải tình trạng bị chuột rút khi mang thai thì cần đến Bệnh viện An Việt được theo dõi sức khỏe
Bị chuột rút khi mang thai là hiện tượng thường gặp. Chuột rút có thể bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ ba của thai kỳ và các cơn đau ngày càng thường xuyên khi thai nhi lớn dần. Tình trạng bị chuột rút khi mang thai xảy ra cả ban ngày và trầm trọng hơn vào ban đêm, ảnh hưởng nhiều tới giấc ngủ của thai phụ, nhưng không để lại hậu quả gì cho mẹ và sẽ tự hết khi kết thúc thai kỳ.
Bị chuột rút khi mang thai thường gặp nhất bao gồm bắp chân, đùi, bàn chân, đặc biệt là ở bắp chân, ngoài ra có thể gặp ở tay, thân mình. Riêng trong trường hợp chuột rút ở bụng cần chú ý vì có khả năng sảy thai. Bên cạnh cơn đau đột ngột, đột ngột, sản phụ cũng có thể cảm thấy hoặc nhìn thấy một khối mô cứng bên dưới da.
Trường hợp nếu bị chuột rút khi mang thai kèm theo các triệu chứng như ra máu, đau mạnh ở bụng hay trên đỉnh vai, thân nhiệt tăng hoặc đau dữ đội ở phần bị đau, cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Bị chuột rút khi mang thai phải làm sao?
– Bị chuột rút khi mang thai phải làm sao là băn khoăn của nhiều bà bầu. Nếu bị chuộc rút khi mang thai, hãy kéo căng cơ bắp chân ở bên bị ảnh hưởng sau đó nâng cao chân.
– Nếu bà bầu có xu hướng bị chuột rút chân vào ban đêm, hãy kéo căng cơ trước khi đi ngủ bằng các bài tập thể dục nhẹ, chẳng hạn như đi xe đạp đứng yên trong vài phút trước khi đi ngủ, cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút khi đang ngủ.
– Hoạt động thể chất thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai.
– Việc bổ sung magiê cũng có thể giúp ngăn ngừa chuột rút ở chân khi mang thai. Sản phụ cũng có thể cân nhắc ăn nhiều thực phẩm giàu magiê, chẳng hạn như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây khô, các loại hạt và hạt.
– Bị chuột rút có thể do mức canxi trong máu của bà bầu giảm khi mang thai. Do đó, bị chuột rút khi mang thai, phụ nữ cần thăm khám và tham khảo ý kiến bác sỹ để bổ sung lượng canxi thích hợp. Trong thực đơn hàng ngày, các mẹ bầu cần chú ý bổ sung thực phẩm giàu canxi (thịt, cá, trứng, tôm, cua,…) để tránh tình trạng bị chuột rút khi mang thai
– Đảm bảo bổ sung nước đầy đủ mỗi ngày và cần dành thời gian để nghỉ ngơi thư giãn, tránh căng thẳng…
Hiện tượng bị chuột rút khi mang thai thường gặp do đó không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, trong vài trường hợp, bị chuột rút khi mang thai gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, do đó nếu bà bầu gặp phải tình trạng bị chuột rút khi mang thai thì cần đến Bệnh viện An Việt được theo dõi sức khỏe. Bệnh viện An Việt có đội ngũ các chuyên gia, bác sỹ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt có TS. BS Lê Minh Châu, nguyên Phó trưởng khoa Khám bệnh BV Phụ sản Trung ương, trưởng khoa Sản phụ khoa- Bệnh viện An Việt trực tiếp thăm khám.
Hãy liên hệ hotline 1900 28 38 – 0965 98 37 73 để được tư vấn và đặt lịch sớm nhất.
—————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 – 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám – Video Call với bác sĩ” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd