Do thay đổi nội tiết tố
Trong chu kỳ kinh nguyệt, sự giảm sút hormone nội tiết tố nữ dẫn đến sự biến đổi pH trong môi trường âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ngứa vùng kín. Hiện tượng này có thể xảy ra trong suốt chu kỳ và kéo dài vài ngày sau khi kỳ kinh kết thúc.
Do vệ sinh không sạch sẽ
Khi kinh nguyệt ra nhiều, môi trường âm đạo trở nên ẩm ướt, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Nếu không vệ sinh cẩn thận, vi khuẩn sẽ phát triển mạnh mẽ, dẫn đến ngứa vùng kín sau kinh nguyệt.
Do băng vệ sinh
Trong kỳ kinh nguyệt nếu bạn dùng băng vệ sinh loại quá dày gây bí hoặc không thay thường xuyên thì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn. Băng vệ sinh cần được thay mỗi 4 giờ hoặc ít hơn để tránh vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm và ngứa.
Mất cân bằng pH
Sự thay đổi độ pH tự nhiên của vùng kín trong kỳ kinh nguyệt có thể dẫn đến mất cân bằng, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển gây ngứa.
Sự thay đổi hormone
Mức độ hormone estrogen và progesterone biến đổi trước và sau kỳ kinh nguyệt có thể ảnh hưởng đến niêm mạc vùng kín, gây ra tình trạng khô và ngứa.
Do viêm phụ khoa
Viêm nhiễm phụ khoa là nguyên nhân phổ biến gây ngứa sau kỳ kinh. Khi vùng kín bị viêm nhiễm, nếu không được vệ sinh và giữ thông thoáng, tình trạng này sẽ gia tăng trong kỳ kinh nguyệt và duy trì sau đó cho đến khi được điều trị dứt điểm.
Bệnh viện An Việt có đội ngũ các chuyên gia, bác sỹ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm
Cách điều trị khi bị ngứa vùng kín sau khi hết kinh nguyệt
Nếu bạn đang gặp phải tình trạng ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt kết thúc, dưới đây là một số biện pháp và cách điều trị hiệu quả giúp bạn cải thiện và phòng tránh tái phát:
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ: Giữ vùng kín luôn sạch sẽ bằng cách sử dụng nước ấm và sữa rửa phụ khoa nhẹ nhàng hàng ngày.
Chọn sản phẩm vệ sinh phù hợp: Tránh các sản phẩm có hương liệu hoặc chất tạo màu, chọn băng vệ sinh và tampon không mùi, không chất tẩy trắng để giảm kích ứng.
Tránh sử dụng các sản phẩm gây kích ứng: Hạn chế sử dụng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, giấy vệ sinh có mùi và các sản phẩm chứa alcohol hoặc chất bảo quản.
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ: Nếu nguyên nhân gây ngứa là nấm, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chống nấm dạng bôi hoặc viên đặt.
Thay đổi thói quen sinh hoạt: Uống đủ nước, hạn chế đường và các sản phẩm lên men, ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, tránh stress, không thức khuya… để đảm bảo sức khỏe và đề kháng… Bổ sung thực phẩm chứa probiotics như sữa chua, tương miso, kim chi, cải muối tốt cho vùng kín.
Những biện pháp này không chỉ giúp bạn cải thiện tình trạng ngứa vùng kín sau kỳ kinh nguyệt mà còn đảm bảo sức khỏe phụ khoa lâu dài. Nếu tình trạng bị ngứa sau kỳ kinh nguyệt không thuyên giảm hoặc đi kèm với các dấu hiệu nghiêm trọng khác như khí hư bất thường, ngứa rát, nổi mụn nhọt, cần tới Bệnh viện đa khoa An Việt để được thăm khám sớm.
Bệnh viện An Việt có đội ngũ các chuyên gia, bác sỹ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt có TS. BS Lê Minh Châu, nguyên Phó trưởng khoa Khám bệnh BV Phụ sản Trung ương, trưởng khoa Sản phụ khoa- Bệnh viện An Việt trực tiếp thăm khám. Gọi ngay tới 1900 28 38 – 0965 98 37 73 để đặt lịch sớm nhất.
Liên hệ ngay hotline 1900 2838 – 0965 98 3773 để được tư vấn và đặt lịch thăm khám sớm nhất.
——————————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 2838 – 0965 98 3773
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám ” và hơn thế nữa: https://onelink.to/pjmasd