Bị nhiệt miệng nguyên nhân do đâu?
Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng đều có thể gặp tình trạng nhiệt miệng. Đặc điểm chung của các vết nhiệt miệng thường có dạng các vết loét nhỏ và nông, hình oval hoặc hình tròn, có màu trắng. Nốt loét do nhiệt miệng nằm phổ biến tại các vị trí mô mềm như trên nướu, môi, trong má.
Hiện nay, nguyên nhân gây nhiệt miệng được xác định là do chủng HSV-2 gây nên tình trạng mụn rộp sinh dục và virus herpes simplex-1 (HSV-1) gây ra tình trạng nhiệt miệng thông thường.
Khi có một số yếu tố xúc tác sau đây sẽ dẫn đến tình trạng nhiệt miệng xảy ra nhanh chóng nhất:
- Vi khuẩn HSV-1 có sẵn trong miệng, chờ điều kiện thuận lợi để tấn công các mô.
- Vô tình cắn vào môi hoặc má trong khi nhai hay đang nói, tạo vết thương hở giúp vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi thuận lợi gây tình trạng loét.
- Chế độ ăn uống không đủ dinh dưỡng, thiếu kẽm folic, sắt hoặc các vitamin và khoáng chất cần thiết.
- Chế độ ăn mất cân bằng, sử dụng quá nhiều thường xuyên thực phẩm có gia vị cay nóng như ớt, tiêu,...
- Người bị có chế độ nghỉ ngơi không đều đặn, mệt mỏi và thường xuyên bị căng thẳng.
Nguyên nhân gây ra nhiệt miệng chủ yếu do cơ thể bị nóng trong, hệ miễn dịch, chức năng gan bị suy giảm. Chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin và khoáng chất, nhiễm khuẩn ở khoang miệng cũng khiến người lớn, trẻ em dễ nhiệt miệng. Ngoài chú trọng chăm sóc răng miệng, bổ sung các chất dinh dưỡng thì bạn có thể chọn những thức uống có lợi, hỗ trợ giảm nhiệt.

Bất kỳ ai, ở độ tuổi nào cũng đều có thể gặp tình trạng nhiệt miệng
Bị nhiệt miệng nên uống gì để nhanh khỏi?
Nước cam
Nước cam là loại nước uống mà bạn không nên bỏ qua khi biệt nhiệt miệng. Cam có hàm lượng vitamin C dồi dào, có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch. Đồng thời, trong cam còn chứa folate và vitamin B có vai trò thúc đẩy các tế bào mới hình thành, từ đó giúp vết nhiệt miệng lành lại nhanh chóng.
Rau diếp cá
Rau diếp cá có tính hàn, có khả năng thanh nhiệt giải độc hiệu quả. Ngoài ra, diếp cá còn có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm, thích hợp để sử dụng trong quá trình điều trị nhiệt miệng.
Cách pha chế:
Rau diếp cá sau khi mua về rửa sạch rồi đem đi xay ép lấy nước uống.
Sử dụng đều đặn mỗi ngày 1 cốc nước nước ép diếp cá để tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng được cải thiện.
Lưu ý: Nước ép diếp cá sẽ có mùi hơi tanh nên trước khi dùng bạn nên cân nhắc nhé!
Rau má
Nhiệt miệng uống gì? Rau má là thức uống phổ biến cho người bị nhiệt miệng. Rau má có tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt và làm mát cơ thể. Thành phần Triterpenoids trong rau má còn giúp vết thương nhanh lành. Vì thế, đây là một thức uống phù hợp với những ai đang bị nóng trong người, lở miệng.
Lưu ý:
Không nên uống rau má liên tục trong 6 tuần.
Những người có tiền sử mắc bệnh gan, ung thư không nên sử dụng rau má.
Nhân trần
Nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi mật, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp. Nếu mắc chứng nhiệt miệng có thể uống nước nhân trần pha nước lọc có chút mật ong để uống. Tuy nhiên, người trưởng thành không nên uống quá nhiều nhân trần hằng ngày. Do nhân trần có tác dụng lợi tiểu, có khả năng đào thải nhiều nước và các chất dinh dưỡng ra ngoài. Tình trạng này kéo dài khiến bạn dễ mất nước và mệt mỏi.
Bột sắn dây
Những người bị nhiệt miệng có thể dùng 10-15 gram bột sắn dây mỗi ngày. Tùy theo thể trạng và tuổi của từng người, có thể giảm hoặc tăng thêm liều dùng. Bạn có thể pha bột với nước đun sôi để nguội, có thể thêm một chút đường hoặc nước cốt chanh để tăng hương vị, tuy nhiên, không cho đường là tốt nhất. Trẻ em thì nên cho uống chín.
Lưu ý: Không nên uống bột sắn dây quá một cốc mỗi ngày. Bạn nên pha bột sắn với nước nóng để tránh đau bụng.
Nước ép cà chua
Cà chua có tính bình, vị chua, hơi ngọt có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng. Bạn nên lựa chọn cà chua có nguồn gốc rõ ràng để tránh ăn phải cà chua có phun thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc kích thích tăng trưởng.
Nước ép cà rốt
Trong cà rốt có nồng độ beta-carotene rất lớn, có tác dụng ngăn vết loét phát triển, hỗ trợ chữa nhiệt miệng.
Nước dừa
Để trị loét miệng, bạn có thể uống nước dừa 2 lần/ngày, vào buổi sáng sớm và chiều tối. Để giúp nước dừa thẩm thấu nhanh hơn vào các vết loét, nên uống trước khi ăn, uống liên tục từ 2 đến 3 ngày sẽ giảm đau và đẩy nhanh quá trình hồi phục, đồng thời ngăn chặn các nguyên nhân gây hôi miệng.
Tuy nhiên, do nước dừa có tính hàn, nên những người mới ốm dậy, người bị thấp khớp, người bị huyết áp thấp, cảm lạnh hoặc suy nhược cơ thể nên hạn chế uống nước dừa.
Ngoài các loại nước trên, bạn cũng có thể dùng các loại nước sau đây để giảm triệu chứng của nhiệt miệng và nhanh chóng làm lành vết thương hiệu quả: Nước bột sắn dây, mật ong, nước ngò tây, các loại trà xanh, hồng trà,… và nhớ uống đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày đồng thời nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất (vitamin nhóm B, C, A, kẽm, sắt...) nhằm hạn chế tổn thương niêm mạc và nhanh làm lành vết thương.
Ngoài ra, không nên dùng những loại thực phẩm sau đây khi bị nhiệt miệng:
Nước ngọt, nước có gas.
Nếu bạn ăn socola trong quá trình điều trị, tình trạng nhiệt miệng có thể nặng thêm.
Đồ ăn cay nóng sẽ kích thích tình trạng nhiệt miệng, khiến vết loét thêm rộng. Do đó khi bị nhiệt miệng, cần tránh các thực phẩm cay nóng như các đồ ăn chứa nhiều tiêu, ớt,...
Thức ăn mặn gây ra cảm giác xót, đau tại vết loét do nhiệt miệng khi ăn. Tốt nhất nên dùng những món ăn nhạt, ít mặn để giảm cảm giác này.
Thực phẩm gây dị ứng, đồ ăn cứng.
Bị nhiệt miệng có thể uống các loại đồ uống như trên để chóng khỏi, tuy nhiên, nếu tình trạng nhiệt miệng nghiêm trọng và không thuyên giảm, hãy tới Bệnh viện đa khoa An Việt để được đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, điều trị kịp thời.
Hãy liên hệ hotline 1900 28 38 - 0965 98 37 73 để được tư vấn và đặt lịch.
-------------------------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 - 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để "Tra cứu kết quả - Đặt lịch khám " và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd