Bệnh ở trẻ em vào mùa hè luôn là vấn đề đáng lo ngại của mọi bố mẹ. Vì mùa hè về, thời tiết thay đổi làm nhiều vi khuẩn và virus gây bệnh tấn công vào hệ miễn dịch của bé. Tuy nhiên bố mẹ cũng đừng quá lo lắng, bởi nếu chăm sóc bé chu đáo thì sẽ phòng tránh rất hiệu quả các bệnh này cho con. Hãy cùng Bệnh viện An Việt tìm hiểu các bệnh lý mùa hè và cách phòng tránh cho bé yêu của bạn.
Tại sao trẻ dễ bị mắc bệnh vào mùa hè?
Mùa hè tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh như: vi khuẩn, virus, ký sinh trùng… sinh sôi và phát triển. Cùng với đó, sức đề kháng chưa hoàn thiện cũng là lý do khiến cho trẻ dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, thời tiết nóng nực, oi bức vào những ngày hè cũng là tác nhân khiến cho tình trạng biếng ăn của trẻ càng trở nên nghiêm trọng. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hệ miễn dịch và có thể khiến trẻ mắc đi mắc lại một tình trạng bệnh.
Những bệnh thường gặp ở trẻ trong mùa hè
1. Tiêu chảy và ngộ độc thức ăn
Thời tiết nóng bức khiến thức ăn dễ bị ôi thiu, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển. Nếu trẻ ăn phải thức ăn bị ôi thiu, bé có thể bị tiêu chảy, ngộ độc thức ăn với các biểu hiện như: tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng, sốt…
Nếu không được điều trị kịp thời, tiêu chảy và ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến mất nước nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.
2. Sốt xuất huyết bệnh lý dễ phát triển vào mùa hè
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue gây ra, thường gặp ở trẻ em vào mùa hè. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nặng nề, thậm chí tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Dấu hiệu nhận biết:
Sốt cao trên 38 độ C, kéo dài 2-7 ngày: Đây là dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh sốt xuất huyết.
Nổi mẩn, xuất huyết da: Mẩn thường xuất hiện sau 2-3 ngày sốt, có thể là mẩn đỏ, mẩn dát hoặc ban xuất huyết. Nốt xuất huyết thường nhỏ, li ti, rải rác trên da, tập trung ở các vị trí như: cánh tay, cẳng chân, lưng…
Đau đầu dữ dội: Trẻ thường đau đầu ở vùng trán, sau nhãn cầu, đau nhức cơ, khớp.
Buồn nôn, nôn: Trẻ có thể buồn nôn, nôn nhiều lần, đặc biệt là khi ăn hoặc uống.
Chán ăn, mệt mỏi: Trẻ chán ăn, bỏ ăn, cơ thể mệt mỏi, uể oải.
3. Bệnh tay chân miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có thể lây truyền qua đường hô hấp, tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc qua phân.
Dấu hiệu nhận biết:
Sốt nhẹ: Sốt thường xuất hiện trước khi nổi ban từ 1-2 ngày, thường là sốt nhẹ (37,5 – 38,5 độ C).
Mệt mỏi, kém ăn: Trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, chán ăn, bỏ ăn.
Đau họng: Trẻ có thể bị đau họng nhẹ, rát họng, khàn giọng.
Nổi ban: Sau 1-2 ngày sốt, trẻ bắt đầu xuất hiện nốt ban màu hồng, kích thước khoảng 2mm, mọc rải rác hoặc tập trung thành từng mảng trong miệng (lưỡi, lợi, má trong…), trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, đôi khi cũng có thể mọc ở mông, cẳng chân. Nốt ban có thể phồng rộp, tiến triển thành mụn nước, sau đó vỡ ra và gây loét.
4. Sởi và Thủy đậu dễ bùng phát vào mùa hè
Sởi và Thủy đậu là hai bệnh truyền nhiễm nguy hiểm thường gặp ở trẻ em, đặc biệt là vào mùa xuân hè. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nặng nề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Cha mẹ nhận biết dấu hiệu bệnh Sởi:
Sốt cao, ho, sổ mũi, chảy nước mắt.
Sau 3-4 ngày, trẻ bắt đầu nổi ban đỏ li ti, bắt đầu từ mặt sau tai, lan dần ra khắp cơ thể.
Ban sởi thường xuất hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới, bắt đầu từ mặt, cổ, ngực, lưng, bụng, rồi đến tay và chân.
Trẻ có thể bị tiêu chảy, nôn mửa, chán ăn.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu
Sốt cao, suy nhược, mệt mỏi.
Nổi mụn nước trên da và niêm mạc, bắt đầu từ mặt, thân mình, sau đó lan ra tứ chi.
Mụn nước thường mọc rải rác, sau vài ngày tự vỡ, đóng vảy và bong ra.
Trẻ có thể bị ngứa ngáy khó chịu, quấy khóc.
Bệnh tiêu chảy; sởi; ngộ độc thức ăn, nhiễm siêu vi,… là một trong những loại bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ mùa nắng nóng (Ảnh minh họa)Bệnh ở trẻ em vào mùa hè -phòng tránh làm sao?
Để phòng tránh bệnh vào mùa hè có đặc trưng thời tiết thế này, bố mẹ chăm sóc con chú đáo cụ thể qua 3 tiêu điểm sau đây:
1 Chế độ dinh dưỡng phù hợp trong mùa hè
Thời tiết oi bức, nên bữa ăn của bé cần chia nhỏ và có nhiều canh rau, ít dầu mỡ… Cho bé ăn bổ sung với những món mát như: chè hạt sen, bánh flan, sữa chua…
Thức ăn của bé cần tránh để ngoài nhiệt độ môi trường hơn 2 giờ.
Mẹ cần bổ sung đồ uống hợp lý cho trẻ để giúp giải nhiệt, tăng cường trao đổi chất. Mẹ nên cho trẻ uống nước thường xuyên, lượng nước cần là khoảng 100ml/kg cân nặng/ngày.
Bé nên ăn nhiều trái cây chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, chất xơ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống được các bệnh mùa Hè.
Không nên cho bé ăn quá mặn hoặc quá cay. Không cho trẻ uống các chất kích thích như rượu, bia, cafe …
Bổ sung nhiều trái cây chứa nhiều vitamin và dưỡng chất, chất xơ giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch2 Chế độ sinh hoạt khoa học
Cha mẹ cần thực hiện tiêm chủng cho trẻ vào mùa hè để phòng tránh bệnh tật, đặc biệt là đối với trẻ dưới 1 tuổi khi hệ miễn dịch còn non yếu.
Nên để trẻ ngủ đủ 8 – 10 tiếng/ngày vừa tốt cho sức khỏe vừa đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Cho trẻ rửa tay nhiều lần trong ngày bằng nước rửa tay, đặc biết là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Nhà cửa phải thông thoáng, lau dọn sạch sẽ bằng chất tẩy rửa hằng ngày.
Lau mồ hôi và thay quần áo cho trẻ thường xuyên.
3 Vận động mùa hè
Không nên để trẻ chơi ngoài trời nắng nhất là vào buổi trưa và xế chiều.
Không để trẻ chơi quá lâu trong phòng điều hòa có nhiệt độ thấp.
Khi chơi trẻ ra nhiều mồ hôi làm ướt áo, cần thay cho trẻ ngay để không bị nhiễm lạnh gây viêm đường hô hấp.
Không cho trẻ tắm ao, hồ, sông quá lâu mà không có sự giám sát của người lớn.
Mùa hè là thời điểm trẻ em dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Do vậy, cha mẹ cần nâng cao ý thức chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Hãy đến với Bệnh viện An Việt để được chuyên gia tư vấn chế độ ăn khoa học và sinh hoạt hợp lý để giúp cơ thể luôn khỏe mạnh bạn nhé!
———————————
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 2838
Website: www.benhvienanviet.com
Zalo: https://zalo.me/2159659469844055324
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám – Video Call với bác sĩ” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd