1. Dấu hiệu viêm amidan sưng mủ và cách điều trị hiệu quả nhất
Viêm amidan sưng mủ là triệu chứng của bệnh viêm amidan mạn tính cần được điều trị càng sớm càng tốt. Tâm lý chung của nhiều người khi phát hiện bệnh chính là lo lắng, không biết bệnh này có nguy hiểm không, có nên cắt không?
Đặc biệt, những dấu hiệu của bệnh có nhiều điểm tương đồng khiến người bệnh liên tưởng đến ung thư vòm họng - một căn bệnh có nguy cơ tử vong cao hàng đầu hiện nay. Cùng chúng tôi tìm hiểu các thông tin về căn bệnh viêm amidan sưng to có mủ trong bài viết dưới đây.
Xem thêm:
+ Viêm amidan giả mạc là gì
+ Viêm amidan gây buồn nôn có nguy hiểm không
- Dấu hiệu viêm amidan sưng to có mủ
Đây là một trong những biến chứng của bệnh viêm amidan mạn tính. Tình trạng nhiễm trùng lan rộng, tạo thành các khu mủ lưu trú trên amidan. Một phần nguyên do cũng chính từ cấu trúc của mũi có nhiều vách ngăn và các hốc mũi, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm, hình thành mủ.
Người bệnh có thể nhận biết dấu hiệu của bệnh rõ rệt thông qua tình trạng của amidan. Khi bị bệnh, amidan thường sưng to, đỏ, các kén mủ vón cục có màu xanh trắng, hình dạng giống như bã đậu. Chính vì thế, bệnh này còn có tên gọi khác là bệnh viêm amidan hốc mủ bã đậu.
Bên cạnh đó, bệnh cũng dễ dàng nhận biết qua các triệu chứng khác, được chia thành 2 mức độ khác nhau gồm:
- Cấp tính: sốt cao, đau tức vùng ngực, ho khan, ho có đờm, viêm amidan sưng hạch, lưỡi trắng,...
- Mạn tính: thường xuyên sốt nhẹ, ho khan, ho có đờm, ho nhiều do ngứa rát cổ họng, khàn giọng, mất giọng, niêm mạc họng sưng đỏ,...
- Phân biệt viêm amidan sưng mủ và ung thư vòm họng
Rất nhiều người lo lắng khi có những dấu hiệu của bệnh viêm amidan hốc mủ, bởi bệnh ung thư vòm họng cũng có những dấu hiệu tương tự.
Đặc biệt, triệu chứng ung thư vòm họng đều xuất phát từ các cơ quan như mũi, họng, tai, thần kinh, hạch,...
Người bệnh có thể phát hiện ung thư qua nhiều triệu chứng khác biệt so với bệnh viêm amidan như:
- Ngạt mũi, chảy máu mũi đi kèm mủ.
- Xuất hiện hạch, lúc đầu nhỏ và rắn sau đó lớn dần, ấn vào có cảm giác đau và lan dần sang các vị trí khác.
- Ho nhiều, lúc đầu có đờm sau có thể ho ra máu, ho có đờm lẫn máu.
- Sụt cân nhanh chóng, chán ăn, cơ thể suy nhược.
Do đó, người bệnh không được chủ quan mà phải đến bệnh viện kiểm tra và chữa trị sớm khi có những dấu hiệu bất thường. Thường xuyên đến bệnh viện tầm soát để phát hiện triệu chứng sớm của ung thư là cách bảo vệ sức khoẻ tốt nhất.
- Viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia Tai - mũi - họng bệnh viện An Việt thì viêm amidan sưng mủ là tình trạng phức tạp nhất của bệnh viêm amidan.
Bệnh có nhiều triệu chứng khiến người bệnh khó chịu, đau đớn và ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Không chỉ thế, bệnh rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không có phương pháp điều trị kịp thời.
- Biến chứng tại chỗ: hốc mủ amidan sưng to, bội nhiễm gây đau, dẫn đến áp xe amidan.
- Biến chứng cận kề: tình trạng viêm nhiễm lan rộng sang các cơ quan khác gây nên các bệnh về họng, xoang mũi, tai giữa,...
- Biến chứng toàn thân: ngưng thở khi ngủ, chèn ép phổi, suy tim, viêm khớp, viêm cầu thận, phù nề,...
Chính vì thế, người bệnh cần phải điều trị bệnh càng sớm càng tốt, tránh để lại những hậu quả, biến chứng nguy hiểm và tránh tái phát về sau.
- Viêm amidan hốc mủ có nên cắt không?
Phẫu thuật cắt bỏ amidan là phương pháp điều trị bệnh amidan phổ biến, giúp loại bỏ nhanh chóng các tổ chức bị viêm nhiễm tại amidan.
Song còn phải tuỳ thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân có mà có nên cắt bỏ amidan hay không. Bởi cắt bỏ amidan là tiểu phẫu song lại tiềm ẩn nhiều rủi ro như sốc, ngất xỉu, chảy máu khó kiểm soát,... Sau phẫu thuật có thể xảy ra viêm nhiễm tái phát, áp xe,...
Một số trường hợp viêm amidan được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ như:
- Viêm amidan tái phát nhiều lần (trên 5 lần trong năm).
- Viêm amidan có nhiều triệu chứng phức tạp như sưng mủ, chảy máu, gây khó thở, khó nuốt,...
- Có nhiều biến chứng nguy hiểm như sưng đỏ, viêm nhiễm lan rộng, áp xe,...
- Đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả, nghi ngờ có biến chứng, chuyển sang ác tính,...
Bên cạnh đó, những trường hợp dưới đây không được phẫu thuật cắt bỏ amidan:
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh về máu, bệnh tim, khớp, tiểu đường,...
- Trường hợp amidan bị sưng, xung huyết, có nhiều mủ cần phải xử lý mủ trước khi phẫu thuật.
- Hạn chế cắt amidan ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi và người lớn trên 45 tuổi.
- Điều trị viêm amidan sưng mủ hiệu quả
Hiện nay có khá nhiều phương pháp điều trị viêm amidan nói chung và viêm amidan sưng mủ nổi hạch to nói riêng.
Tuy nhiên, trước tiên người bệnh phải đến ngay bệnh viện để kiểm tra, khám tình trạng cụ thể, từ đó có phương pháp điều trị thích hợp nhất.
5.1 Làm sạch cổ họng, sát khuẩn
Trước tiên, người bệnh cần làm sạch cổ họng, làm dịu bớt cơn đau, tình trạng viêm nhiễm ở cổ họng.
Súc miệng cổ họng bằng nước muối sinh lý, dung dịch bicarbonate, nước muối loãng ấm,... làm sạch mủ, bã đậu, loại bỏ bớt vi khuẩn.
Một số trường hợp mủ sưng mạn tính bác sĩ có thể chỉ định điều chỉnh độ pH tại chỗ, thay đổi môi trường họng về kiềm, nhằm hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
5.2 Sử dụng thuốc Tây y
Người bệnh viêm amidan có dấu hiệu sưng mủ sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc Tây kê theo đơn.
- Thuốc kháng sinh, kháng viêm tại chỗ ức chế vi khuẩn, virus như lysopaine, betadine, oropivalone,...
- Thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol,...
- Thuốc giảm xung huyết, giảm sưng, phù nề như men chống viêm a choay, amitase,...
- Các loại thuốc điều trị triệu chứng khác như thuốc giảm ho,...
Tuy nhiên, bệnh nhân cần hết sức chú ý khi sử dụng thuốc. Phải tuyệt đối tuân thủ đơn thuốc của bác sĩ, dùng đúng liều lượng và thời gian, nếu không sẽ để lại nhiều hệ quả nghiêm trọng.
5.3 Mẹo chữa viêm amidan hốc mủ
Bên cạnh dùng thuốc thì sử dụng các bài thuốc dân gian từ cây cỏ cũng là cách điều trị bệnh hiệu quả. Ưu điểm của phương pháp này là lành tính, an toàn do sử dụng nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên.
Người bệnh có thể sử dụng các bài thuốc tại nhà từ lá rau diếp cá, tỏi, tía tô, mật ong, gừng, lá hẹ,...
Một số bài thuốc phổ biến bạn có thể tham khảo:
- Hấp cách thuỷ 1 nạm lá rau diếp cá cùng với 1 thìa cafe mật ong, uống mỗi ngày 2 lần.
- Ngâm tỏi trong giấm khoảng 15 phút rồi rồi uống từ từ trong ngày.
- Đun nước lá tía tô cô cạn, uống ngày 3 lần.
5.4 Điều trị ngoại khoa
Trường hợp người bệnh bị viêm amidan mạn tính có sưng mủ điều trị bằng các phương pháp khác không khỏi thì nên điều trị ngoại khoa.
Tuỳ thuộc tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị khác nhau. Trong đó phẫu thuật cắt bỏ amidan là phương pháp phổ biến nhất hiện nay.
Bên cạnh đó, nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng đi kèm khác có thể kết hợp nạo VA, điều trị xoang mũi,...
Kết hợp với điều trị ngoại khoa là sử dụng các loại thuốc tây, dung dịch vệ sinh, làm sạch cổ họng theo chỉ định của bác sĩ.
Viêm amidan sưng mủ là dấu hiệu bệnh nguy hiểm, cần điều trị kịp thời, tránh biến chứng và tái phát nhiều lần về sau. Ngay khi có những dấu hiệu của bệnh, bạn nên đến bệnh viện An Việt để khám và chữa bệnh kịp thời. Mọi thông tin khác, bạn đọc có thể tham khảo tại website benhvienanviet.com và liên hệ hotline 1900.2838 để được tư vấn trực tuyến.