Độ tuổi tiền mãn kinh là bao nhiêu?
Tiến sĩ- Bác sĩ Lê Minh Châu cho biết, độ tuổi tiền mãn kinh thường bắt đầu ở những phụ nữ trên 40 tuổi. Thời kỳ tiền mãn kinh diễn ra trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào lượng hormone có trong cơ thể của nữ giới. Trung bình thời kỳ này sẽ kéo dài trong khoảng 4 năm, có trường hợp diễn ra rất ngắn trong vòng vài tháng nhưng cũng có trường hợp kéo dài rất lâu, lên đến khoảng 7-8 năm. Khi trải qua đủ 12 tháng liên tục không có sự xuất hiện của kinh nguyệt thì nữ giới đã bắt đầu bước vào thời kỳ mãn kinh.
Các triệu chứng theo giai đoạn thời kỳ mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh thường được chia thành 3 giai đoạn gồm tiền mãn kinh, mãn kinh và hậu mãn kinh. Ở mỗi giai đoạn cơ thể đều có những thay đổi nhất định và một số triệu chứng đi kèm. Cụ thể:
1. Tiền mãn kinh
Giai đoạn tiền mãn kinh đánh dấu những thay đổi rõ rệt trong cơ thể nữ giới, với các triệu chứng phổ biến sau:
Kinh nguyệt không đều hoặc mất kinh
Đây là dấu hiệu đầu tiên và thường gặp nhất trong thời kỳ tiền mãn kinh. Sự suy giảm nồng độ hormone Estrogen và Progesterone làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, gây ra các hiện tượng như: kinh đến sớm hoặc muộn, số ngày hành kinh thay đổi, lượng máu kinh thất thường (khi ít, khi nhiều).
Bốc hỏa và đổ mồ hôi nhiều
Hiện tượng này có thể xảy ra vài tháng hoặc vài năm trước khi kinh nguyệt kết thúc hẳn. Cơn bốc hỏa thường bắt đầu với cảm giác nóng ran ở mặt, lan tỏa khắp cơ thể trong 1-5 phút, kèm theo đổ mồ hôi, đánh trống ngực. Nhiều trường hợp xảy ra vào ban đêm, gây mất ngủ và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.
Mất ngủ
Sự suy giảm Estrogen làm giảm khả năng hấp thụ và sản xuất Magie – một khoáng chất hỗ trợ giấc ngủ, dẫn đến khó ngủ hoặc mất ngủ kéo dài.
Tâm trạng thay đổi thất thường
Sự thiếu hụt hormone nội tiết tố gây ra biến động cảm xúc như nóng giận, lo âu, buồn bã, thậm chí trầm cảm trong những trường hợp nặng.
Khô và teo âm đạo
Estrogen giảm làm niêm mạc âm đạo trở nên mỏng và khô, gây khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống vợ chồng.
Giảm ham muốn
Lượng dịch tiết âm đạo giảm dần, gây khô hạn và làm giảm hứng thú trong quan hệ tình dục.
Rối loạn tiết niệu
Sự suy giảm hormone cũng ảnh hưởng đến đường tiết niệu, dẫn đến khô rát vùng kín, ngứa ngáy, và tiểu gấp hoặc tiểu thường xuyên.
2. Mãn kinh
Thời kỳ mãn kinh chính thức bắt đầu khi nữ giới không có kinh nguyệt trong 12 tháng liên tiếp. Lúc này, buồng trứng ngừng hoạt động, cơ thể không sản xuất Estrogen và Progesterone, dẫn đến các triệu chứng như:
Cơn bốc hỏa đột ngột, thường bắt đầu từ mặt và lan tỏa khắp cơ thể.
Âm đạo khô, gây đau đớn khi quan hệ.
Tâm trạng thất thường, dễ nổi giận, có dấu hiệu trầm cảm nhẹ.
Đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm.
Dễ cảm lạnh và căng tức ngực.
Khó ngủ, thường xuyên mất ngủ.
Rối loạn tiết niệu, tiểu gấp và đi tiểu nhiều lần.
Da, mắt, và miệng bị khô.
Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) trở nên trầm trọng hơn.
Chu kỳ kinh nguyệt bất thường với lượng kinh thay đổi thất thường.
3. Hậu mãn kinh
Hậu mãn kinh là giai đoạn nữ giới không còn kinh nguyệt, đánh dấu sự kết thúc khả năng sinh sản. Trong thời kỳ này, các triệu chứng mãn kinh vẫn tiếp diễn nhưng giảm dần và nhẹ hơn, thường kéo dài từ 2-7 năm tùy cơ địa mỗi người.
Tuy nhiên, do lượng Estrogen gần như cạn kiệt, phụ nữ hậu mãn kinh đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh lý như loãng xương, tim mạch và các vấn đề sức khỏe khác.
TS. BS Lê Minh Châu, nguyên Phó trưởng khoa Khám bệnh BV Phụ sản Trung ương, trưởng khoa Sản phụ khoa- Bệnh viện An Việt
Phụ nữ trong giai đoạn tiền mãn kinh nên làm gì?
Chị em ở độ tuổi tiền mãn kinh có thể áp dụng những biện pháp sau để kiểm soát và giảm các triệu chứng của quá trình này tác động đến cuộc sống và sinh hoạt. Cụ thể:
Ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Ăn nhiều rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các thực phẩm giàu Protein và sử dụng chất béo một cách phù hợp. Một chế độ ăn phù hợp sẽ giúp chị em có một cơ thể khỏe mạnh và tăng khả năng đối đầu với những khó chịu do các triệu chứng của tiền mãn kinh gây ra.
Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn 15-30 phút mỗi ngày với cường độ phù hợp giúp tăng cường sức khỏe, ổn định đường huyết và tăng cường sự dẻo dai của cơ xương khớp.
Cải thiện giấc ngủ bằng cách ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc, áp dụng các biện pháp thư giãn trước khi ngủ để có thể ngủ sâu và ngon hơn, tránh sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 30 phút trước khi đi ngủ.
Giữ tinh thần luôn thoải mái, vui vẻ, tránh lo âu, phiền muộn để hạn chế sự tiết ra của các loại hormone làm nặng thêm các triệu chứng tiền mãn kinh. Bên cạnh đó, nữ giới có thể sử dụng liệu pháp âm nhạc, yoga, thiền, bài tập hít thở sâu,… để cải thiện tâm trạng, hạn chế tình trạng căng thẳng.
Không sử dụng thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia và các thức uống có chứa caffeine để bảo vệ tốt sức khỏe.
Ngoài ra, phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh nên đến Bệnh viện đa khoa An Việt thăm khám sức khỏe định kì để được tư vấn. Bệnh viện đa khoa An Việt có hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ chuyên gia, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, đặc biệt là TS. BS Lê Minh Châu, nguyên Phó trưởng khoa Khám bệnh BV Phụ sản Trung ương, trưởng khoa Sản phụ khoa- Bệnh viện An Việt, sẽ là địa chỉ thăm khám sức khỏe uy tín dành cho bạn. Liên hệ ngay hotline 1900 28 38 - 0965 98 37 73 để được tư vấn miễn phí và đặt lịch thăm khám sớm nhất.
-------------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 - 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để "Tra cứu kết quả - Đặt lịch khám với bác sĩ" và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd
*Lưu ý: Các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.