GS.TS.BS Lê Đức Hinh - Nguyên trưởng phòng điều trị khoa Thần kinh và Tinh thần – Bệnh viện Bạch Mai - Chủ tịch Hội Thần kinh học Việt Nam. Với hơn 55 năm cống hiến, GS.TS.BS Lê Đức Hinh đã điều trị thành công cho hàng ngàn bệnh nhân.
Ông tham gia giảng dạy cho nhiều thế hệ sinh viên Y khoa của các Trường ĐH Y. Xuất bản nhiều cuốn sách, công trình nghiên cứu về bệnh lý Thần kinh bằng các thứ tiếng khác nhau. Được Nhà nước công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1991 và học vị Giáo sư Thần kinh học năm 2002.
Tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1962, GS.TS Lê Đức Hinh được mời làm Trưởng phòng điều trị khoa Thần kinh và Tinh thần, bệnh viện Bạch Mai trong suốt 8 năm. Năm 1969, khoa Thần kinh tách ra hoạt động riêng. Ông tiếp tục đảm nhận các vị trí quan trọng của khoa: Phó Trưởng khoa (1979), Trưởng khoa (1985) và Bác sỹ cao cấp (2002) cho đến khi nghỉ hưu (2007).
Ngoài quá trình đào tạo trong nước, giáo sư Lê Đức Hinh còn được cử đi học 2 năm tại Đại học La Habana (Cuba); nghiên cứu tại Đại học California (Mỹ) và thực tập tại 4 trường đại học của Hà Lan: Groningen, Nijmegen, Utrecht, Rotterdam. Ông được Nhà nước công nhận chức danh Phó Giáo sư năm 1991 và học vị Giáo sư Thần kinh học năm 2002.
Có rất nhiều bệnh nhân quan tâm đến chứng run, chính vì thế chúng tôi có cuộc phỏng vấn trực tiếp với Giáo sư Lê Đức Hinh. Tại đây, giáo sư sẽ chia sẻ chi tiết về chứng run sinh lý và chứng run bệnh lý để giải đáp những thắc mắc của người bệnh.
Run là những cử động không tự chủ, nhịp nhàng, dao động của các nhóm cơ đối kháng, điển hình ở vị trí bàn tay, đầu, mặt, dây thanh quản, thân mình, hoặc hai chân.
Run có thể được phân loại dựa trên
Sinh lý (trong phạm vi bình thường)
Bệnh lý nguyên phát (run vô căn, bệnh Parkinson)
Thứ phát sau một bệnh lý nào đó (ví dụ đột quỵ)
Run sinh lý xảy ra ở những người khỏe mạnh. Đây là tình trạng run động trạng hoặc run tư thế đối xứng trên cả hai tay; biên độ thường mềm mại. Nó thường chỉ trở nên đáng kể khi có mặt các yếu tố gây stress. Các stress này bao gồm
Cai rượu hoặc một số loại thuốc ức chế thần kinh trung ương (benzodiazepine, opioid)
Một số bệnh lý gây triệu chứng run (ví dụ, cường giáp)
Sử dụng caffein hoặc các loại chất kích thích như cocaine, amphetamine, hoặc phencyclidine
Sử dụng các loại thuốc nhất định, như theophylline, các chất chủ vận beta-adrenergic, corticosteroid, và valproate
Có rất nhiều nguyên nhân , nhưng phổ biến nhất là
Run động và run tư thế: Run vô căn
Đối với chấn động khi nghỉ ngơi: Bệnh Parkinson
Run khi làm động tác có chủ đích: ối loạn chức năng tiểu não (ví dụ, do đột quỵ, chấn thương hoặc bệnh đa xơ cứng)
Mặc dù rất bận rộn với những nghiên cứu khoa học nhưng với tấm lòng “Lương y như từ mẫu” Giáo sư Lê Đức Hinh vẫn dành thời gian để thăm khám cho những bệnh nhân có nhu cầu. Mọi thông tin, chi tiết liên quan đến lịch khám của GS.TS Lê Đức Hinh tại bệnh viện đa khoa An Việt, Quý khách hàng có thể gọi điện trực tiếp đến hotline: 1900 28 38 - 0965 98 3773
-------------------------------------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 - 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để "Tra cứu kết quả - Đặt lịch khám - Video Call với bác sĩ" và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd