Đối với nữ giới, dù ở độ tuổi nào thì sự xuất hiện của một bệnh lý nào đó đều tiềm ẩn những vấn đề không tốt cho sức khỏe. Vì thế, duy trì khám sức khỏe tổng quát nữ định kỳ sẽ giúp phát hiện bệnh lý từ giai đoạn đầu để có biện pháp kịp thời ngăn chặn tiến triển hoặc biến chứng xấu trong tương lai.
Nếu như thời gian trước đây phụ nữ ở độ tuổi 30 trở đi mới có nguy cơ phải đối mặt với nhiều loại bệnh lý thì hiện nay tình trạng này đang ngày càng trẻ hóa, ngay cả phụ nữ trong độ tuổi 20 - 30 cũng khó tránh khỏi nguy cơ này. Những bệnh lý dễ xảy ra nhất phải kể đến:
Viêm nhiễm phụ khoa rất phổ biến ở nữ giới
- Bệnh phụ khoa: viêm âm đạo, bệnh lý ở vú, u nang buồng trứng, u xơ tử cung,... là những bệnh lý phổ biến ở nữ giới. Nguyên nhân gây ra bệnh chủ yếu do sự tấn công của vi khuẩn vi nấm, vấn đề vệ sinh, đời sống tình dục, chế độ ăn uống, nạo phá thai,...
- Ung thư: có một số bệnh ung thư rất phổ biến ở nữ giới như: ung thư tuyến giáp, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung, ung thư vú,...
1. Vai trò của thăm khám sức khỏe tổng quát định kỳ đối với nữ giới
Duy trì đều đặn thói quen khám sức khỏe tổng quát chính là xây dựng lá chắn bảo vệ cho cơ thể. Khi việc làm này diễn ra, nữ giới sẽ biết được tình hình sức khỏe của mình, sớm phát hiện dấu hiệu bệnh lý để kịp thời điều trị, vừa có cơ hội chữa khỏi bệnh cao vừa ngăn chặn được biến chứng do bệnh gây ra.
Đặc biệt, khi có kết quả kiểm tra sức khỏe, nữ giới còn được bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng, lối sống để phòng ngừa và hạn chế nguy cơ mắc bệnh trong tương lai. Cuối cùng, cũng chính trong những lần thăm khám này, nữ giới sẽ có cơ hội trao đổi trực tiếp với bác sĩ về các thắc mắc liên quan đến sức khỏe của mình, tránh được những lo lắng không cần thiết.
2. Khám sức khỏe tổng quát nữ - những vấn đề không nên bỏ qua
Trong quá trình khám sức khỏe tổng quát nữ cần đặc biệt lưu ý đến các hạng mục sau:
Xét nghiệm HPV là hạng mục không thể thiếu khi khám sức khỏe tổng quát nữ
- Khám phụ khoa
Khám cơ quan sinh sản và sinh dục nữ là việc không thể bỏ qua trong các lần khám sức khỏe định kỳ. Việc thăm khám này sẽ giúp bác sĩ nhận biết và chẩn đoán được nữ giới có đang mắc phải hay có nguy cơ mắc bệnh lý phụ khoa nào đó hay không.
- Xét nghiệm HPV
HPV là tác nhân chính gây ra ung thư cổ tử cung cùng các bệnh lý sinh dục ở phụ nữ. Vì thế, loại virus này không khác gì một loại kẻ thù thầm lặng đối với sức khỏe nữ giới. Có tới 70% phụ nữ có nguy cơ nhiễm HPV tối thiểu 1 lần trong đời, phổ biến nhất là ở độ tuổi 20 - 30.
Thực hiện xét nghiệm HPV giúp phát hiện sớm nguy cơ gây ung thư cổ tử cung. Xét nghiệm HPV kết hợp với xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung (PAP-Smear) là bộ đôi tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất.
- Xét nghiệm phết tế bào tử cung (Xét nghiệm PAP-Smear)
Xét nghiệm này cùng với xét nghiệm HPV hiện là bộ đôi tầm soát ung thư cổ tử cung hiệu quả nhất. PAP-Smear giúp phát hiện sự biến đổi bất thường của các tế bào ở cổ tử cung.
- Tầm soát ung thư vú bằng siêu âm vú và chụp X- quang tuyến vú
Phương pháp siêu âm vú và chụp X-quang tuyến vú giúp phát hiện các tổn thương ở vú như: nang vú, nhân tuyến vú, áp xe vú, ung thư vú,...
Ngoài ra, còn có siêu âm tuyến giáp cũng được thực hiện khi khám sức khỏe tổng quát nữ.
3. Lưu ý khi đi khám sức khỏe tổng quát nữ
Khi thực hiện khám sức khỏe tổng quát nữ giới cần lưu ý:
- Chuẩn bị đầy đủ các thông tin về tiền sử sức khỏe của mình gồm: chủng ngừa, dị ứng, tiền sử bệnh lý gia đình, đã từng phẫu thuật hay chưa, từng điều trị bệnh lý gì, các loại thuốc đang sử dụng,...
Bác sĩ chuyên khoa đầu ngành của bệnh viện An Việt trực tiếp khám và tư vấn sức khỏe tổng quát cho khách hàng
- Mang theo đơn thuốc và kết quả của các xét nghiệm trong thời gian gần nhất.
- Lưu ý khi thực hiện một số loại xét nghiệm:
+ Xét nghiệm máu: do đặc thù của xét nghiệm nên có một số loại xét nghiệm máu yêu cầu nhịn ăn trước khi lấy mẫu. Vì thế nữ giới cần tuân thủ quy định này, tốt nhất chỉ nên uống nước lọc và không ăn gì trước khi làm xét nghiệm ít nhất 6 - 8 giờ.
+ Xét nghiệm nước tiểu: nhịn đói trước khi làm xét nghiệm nước tiểu từ 4 - 6 giờ, nên lấy nước tiểu giữa dòng (tức là bỏ dòng nước tiểu đầu), vệ sinh tay sạch sẽ trước khi lấy nước tiểu.
+ Xét nghiệm phiến đồ âm đạo (PAP Smear): không nên quan hệ tình dục cũng như đặt thuốc âm đạo trước ngày làm xét nghiệm, không làm xét nghiệm khi đang trong kỳ kinh.
+ Siêu âm ổ bụng: nhịn ăn tối thiểu 4 giờ trước khi siêu âm để đánh giá chính xác đường mật; uống 500ml nước lọc và nhịn tiểu trong khoảng 1 giờ trước siêu âm để đánh giá đúng vùng tiểu khung.
+ Chụp X-quang phổi: nếu đang có thai hay nghi ngờ có thai cần thông báo với bác sĩ trước khi chụp.
Bạn hoàn toàn yên tân tin tưởng khi đến thăm khám tại bệnh viện đa khoa An Việt. Bởi An Việt tự hào là nơi tụ họp nhưng bác sĩ chuyên môn đầu ngành nhiều năm kinh nghiệm như PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An, PGS.TS Đoàn Thị Hồng Hoa, TS Bs Lê Phong, ThsBS Mai Văn Sâm, TS BS Lê Minh Châu, BSCKI Bùi Ngọc Lâm, BSCKII Phạm Mạnh Thân…
Ngoài ra, bệnh viện còn chú trọng đầu tư vào cơ sở vật chất hiện đại kết hợp theo đuổi phương pháp tầm soát bệnh lý và điều trị tiên tiến trên thế giới nhằm mang đến chất lượng khám chữa bệnh tốt nhất cho người bệnh.
Bệnh viện đang có CTKM giảm 20% gói khám cho khách hàng đăng ký khám qua các kênh online của bệnh viện
Xem chi tiết gói khám tại: https://benhvienanviet.com/vi/goi-kham-suc-khoe-tong-quat-s276
Nếu cần tư vấn thêm hoặc đặt lịch thăm khám bạn có thể gọi tới tổng đài 1900 2838 hoặc 0965 98 37 73 để được hỗ trợ tư vấn hoàn toàn miễn phí.