1. Nên nạo VA cho trẻ lúc 3, 4 hay 5 tuổi thì thích hợp?
Viêm VA là bệnh lý tai mũi họng thường gặp ở trẻ nhỏ từ 6 tháng đến 5 tuổi. Bệnh rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nếu con bạn đã khám và có chỉ định nạo VA cho trẻ từ bác sĩ, những thông tin sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thủ thuật nạo VA cho trẻ.
Xem thêm:
– Giải đáp băn khoăn: “Sau khi nạo va phải kiêng gì?”
– Phẫu thuật nạo VA bằng phương pháp Plasma ở Bệnh viện An Việt
- Nạo VA cho trẻ là gì?
VA là tổ chức lympho nằm ở vòm mũi họng thuộc vòng bạch huyết Waldayer. VA xuất hiện ở trẻ sơ sinh, hoạt động chức năng miễn dịch khi trẻ 5 – 6 tháng tuổi, sau đó suy giảm dần và biến mất khi trẻ 7 tuổi.
Chức năng chủ yếu của VA là nhận diện và ngăn chặn các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp, tiêu hóa. Để thực hiện nhiệm vụ này, VA nằm ở cửa ngõ của cơ thể, thường xuyên tiếp xúc và bị tấn công bởi các tác nhân ngoại lai như vi khuẩn, vi rút khiến VA bị viêm nhiễm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Do đó, khi bị viêm thì được bác sĩ chỉ định nạo Va cho trẻ, hay còn gọi là nạo Va mũi ở trẻ em. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nạo Va cho trẻ 3 tuổi, 4 tuổi và 5 tuổi. Rất ít các trường hợp phải nạo va cho trẻ sơ sinh hay phải nạo Va cho trẻ sau 5 tuổi.
- Có nên nạo VA cho trẻ?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng trẻ em- BV Tai Mũi Họng Trung Ương cho biết: Nhiệm vụ của VA là sản sinh ra yếu tố miễn dịch bảo vệ cơ thể nhưng nó cũng thường xuyên bị tấn công và trở thành nơi cư trú của vi khuẩn gây bệnh.
Một số người cho rằng VA không nên nạo đi ngay cả khi nó đã bị viêm nặng. Đây thực sự là quan niệm sai lầm vì VA bị viêm đi viêm lại sẽ hình thành màng biofilm, màng này sẽ bảo vệ vi khuẩn trú trong nhũ mô VA mà kháng sinh không thể vào để diệt vi khuẩn được. Do đó, nạo Va cho trẻ là điều cần thiết khi trẻ bị viêm Va.
- Các chỉ định nạo VA cho trẻ của bác sĩ đưa ra bao gồm:
1, Nạo va ở trẻ em với trường hợp tái đi tái lại hơn 5 lần trong năm
2, Mổ nạo VA bị viêm quá phát gây bít tắc cửa mũi sau (phát hiện qua nội soi)
3, Mổ nạo VA lâu ngày gây các biến chứng như: viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm thanh quản hạ thanh môn, áp xe thành họng… đều rất nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Nạo Va ở trẻ em bằng phương pháp nào?
- Nạo VA ở trẻ em có làm suy giảm miễn dịch của trẻ hay không?
Các bậc phụ huynh thường đặt ra những câu hỏi như “Có nên nạo VA cho trẻ không ?”, “Nạo VA có làm suy giảm hệ miễn dịch của trẻ không?”. Nạo VA ở trẻ em không làm ảnh hưởng tới chức năng miễn dịch của cơ thể trẻ. Vì ngoài VA còn có amidan khẩu cái, amidan đáy lưỡi và amidan vòi nhĩ cùng các cơ chế bảo vệ cơ thể khác của hệ thống lympho nằm dưới niêm mạc đường hô hấp sẽ bù đắp lượng kháng thể do tổ chức VA tạo ra.

Nạo VA ở trẻ em có làm suy giảm miễn dịch của trẻ hay không?
Nạo VA là một thủ thuật phổ biến khá đơn giản, có thể được thực hiện bằng cách gây mê hoặc gây tê tại chỗ. Thủ thuật chỉ diễn ra trong vòng vài phút, sau nửa giờ đồng hồ trẻ có thể về nhà, ăn uống bình thường.
Đặc biệt, việc nạo VA cho trẻ không gây nguy hiểm. Cùng với sự phát triển y học hiện nay, các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện An Việt đã triển khai nạo VA bằng plasma đảm bảo nạo VA không đau không chảy máu. Sau nạo 2-3 giờ trẻ ăn uống, chạy nhảy bình thường.
- Phương pháp nạo VA cho trẻ em nào tốt nhất?
Ngày nay, với sự phát triển của ngành y học, nạo VA ở trẻ emchủ yếu sử dụng các loại máy cắt hút (microdebrider) hoặc vừa cắt hút vừa đốt trong môi trường nước muối sinh lí(coblation), plasma.
Trong đó phương pháp nạo VA bằng plasma, coblator kết hợp nội soi qua mũi có thể xem là tối ưu nhất được các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng của Bệnh viên An Việt sử dụng. Phương pháp nạo VA bằng plasma, coblator có những ưu điểm như sau:
Thứ nhất: Nạo VA bằng plasma, coblator giúp bác sĩ cải tiến tầm nhìn. Nội soi qua mũi cho phép quan sát trực diện, cận cảnh và phóng đại những vùng phẫu trường kín không thể hoặc thấy không rõ.
Thứ hai: Plasma, Coblator là hệ thống phẫu thuật điện nên nó vừa cắt vừa cầm máu, không gây mất máu.
Thứ ba: Hệ thống coblator cắt đốt ở nhiệt độ thấp nên nạo VA không đau không chảy máu, không gây tổn thương mô lành xung quanh.
Thứ tư: Phần VA phì đại lan vào trong hố mũi cũng được lấy hết và bệnh nhân không cảm thấy đau sau khi nạo.
Qua những ưu điểm nêu trên, các bậc cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa con em mình đến khám và nạo VA cho trẻ. Sau nạo VA, trẻ đã có thể về nhà sau 3-4 giờ đồng hồ, ăn uống bình thường, không cần kiêng nói.
Bệnh viện An Việt hy vọng bài viết sẽ giúp các bậc cha mẹ giải đáp thắc mắc về căn bệnh viêm VA, có nên nạo VA cho trẻ hay không và hiểu rõ hơn về chứng viêm VA ở trẻ em.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh – Hà Nội
Điện thoại: 1900 2838