Một trong những vấn đề sức khỏe thường gặp vào mùa hè nói chung và trong môi trường nắng nóng đó là tình trạng sốc nhiệt. Sốc nhiệt xảy ra khi nhiệt độ cơ thể tăng trên 40 độ C hay 104 độ F. Nếu người bị sốc nhiệt không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến suy nội tạng, hôn mê và thậm chí tử vong. Vì vậy, chúng ta cần phải tìm hiểu thật kỹ về nguyên nhân sốc nhiệt và cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt.
1. Sốc nhiệt là gì?
Sốc nhiệt hay còn được gọi là say nắng hay cảm nắng là tình trạng nhiệt độ của cơ thể bị tăng lên quá cao, gây ra sự tổn thương cho hệ thần kinh trung ương và các mô khác làm chúng không thể duy trì các chức năng như bình thường. Tình trạng này sẽ đặc biệt nghiêm trọng khi nhiệt độ cơ thể lên đến 40 độ C hay nói cách khác là 104 độ F.
Nguyên nhân sốc nhiệt thường do nhiệt độ môi trường bên ngoài hoặc nhiệt độ trong nhà quá nóng, gây mất cân bằng cơ chế tự điều chỉnh thân nhiệt của cơ thể. Lúc này cơ thể sẽ bị mất nước và gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng lượng chất lỏng và chất điện giải.
Điều này gây ra tình trạng sốc nhiệt có thể rất nguy hiểm và đe dọa tới mạng sống của người bị sốc nhiệt. Sốc nhiệt được cho là vô cùng nguy hiểm, dẫn tới nguy cơ tử vong cao và cũng được xếp là một dạng của đột quỵ.
2. Các đối tượng có nguy cơ bị sốc nhiệt cao :
• Người già, trẻ em và phụ nữ sẽ là nhóm đối tượng dễ bị sốc nhiệt do có khả năng chịu đựng nhiệt không tốt như những nhóm đối tượng khác.
• Những người mắc các bệnh như bệnh gan, ung thư, các bệnh về tim mạch, huyết áp…
• Những người thường xuyên phải làm việc dưới ánh nắng mặt trời như nông dân, vận động viên thể thao, nhân viên giao hàng, công nhân công trường, bộ đội huấn luyện ngoài thao trường…
Thời tiết nắng nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây sốc nhiệt3. Sốc nhiệt có những dấu hiệu nào?
Sốc nhiệt sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu không được cấp cứu kịp thời. Vì vậy, các bạn nên chú ý các dấu hiệu dễ nhận biết nhất của sốc nhiệt được trình bày dưới đây:
Chóng mặt, đau đầu, mất phương hướng.
Ngất xỉu.
Đổ nhiều mồ hôi.
Da nóng đỏ và trở nên khô rát.
Chuột rút, mỏi cơ.
Nhịp tim tăng nhanh và khó thở
Thở gấp.
Co giật và mất ý thức.
4. Cách sơ cứu khi bị sốc nhiệt
Nếu bạn gặp người đang bị sốc nhiệt hoặc nghi ngờ có nguy cơ đột quỵ, hãy ngay lập tức gọi 115 để kịp thời đưa họ đến bệnh viện cấp cứu. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu tới, bạn nên tiến hành sơ cứu như sau:
Đưa bệnh nhân đến nơi thoáng mát.
Giúp bạn nhân cởi quần áo bên ngoài.
Tìm nước để lau người và làm mát da cho bệnh nhân.
Chườm đá vào khu vực cổ, nách, bẹn và quạt mát cho họ.
5. Khi nào cần gặp bác sĩ?
Nếu người bị sốc nhiệt có những biểu hiện sau thì cần liên hệ cấp cứu càng sớm càng tốt:
Không có dấu khỏe lại sau 30 phút nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ, được làm mát và bù nước
Da hấp nóng nhưng không đổ mồ hôi và có thể trở nên ửng đỏ
Nhịp tim nhanh, nhịp thở nhanh hoặc khó thở
Tinh thần lú lẫn, không có phản ứng khi được gọi
Lên cơn co giật
Rơi vào trạng thái mất ý thức
6. Biện pháp phòng ngừa sốc nhiệt
Sốc nhiệt là vấn đề mà chúng ta có thể phòng ngừa được với các biện pháp dưới đây:
• Mặc quần áo thoáng mát, mỏng nhẹ giúp cơ thể hạ nhiệt.
• Che chắn, thoa kem chống nắng khi phải ra ngoài lúc trời nắng nóng
• Uống nhiều nước để giữ nước cho cơ thể, duy trì thân nhiệt ổn định.
• Cẩn trọng nếu có sử dụng các loại thuốc tác động đến khả năng giữ nước và tản nhiệt của cơ thể.
• Có thời gian nghỉ ngơi khi phải làm việc, vận động trong môi trường nóng bức.
• Làm quen với thời tiết nóng trong vài tuần trước khi hoạt động lâu dài.
Sốc nhiệt là tình trạng xảy ra khá phổ biến vào mùa hè, tuy nhiên người gặp tình trạng này không nên xem nhẹ.
Dù đa số các trường hợp sốc nhiệt khi phát hiện và sơ cứu kịp thời đều không để lại nhiều nguy hiểm, nhưng nạn nhân vẫn nên đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra lại – đặc biệt nếu đối tượng là người cao tuổi, người mắc bệnh nền hoặc trẻ nhỏ để phòng tránh những biến chứng có thẻ xảy ra.
——————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 – 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám ” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd