1. Những nguyên nhân gây điếc nặng và sâu
Có rất nhiều nguyên nhân gây điếc nặng và sâu ở cả trẻ em và người lớn, nếu những trường hợp điếc nhẹ người bệnh vẫn có thể sử dụng máy trợ thính để giao tiếp bình thường. Tuy nhiên, nhiều trường hợp điếc nặng và sâu thì kỹ thuật Cấy ốc tai điện tử được xem là giải pháp duy nhất giúp người bệnh có thể nghe được trở lại.

Những nguyên nhân gây điếc nặng và sâu
Di truyền:
Điếc di truyền là nguyên nhân phổ biến nhất của điếc ở trẻ em (33 - 50%); và nhiều người trong những trường hợp này có thể là do các đột biến một gen.
Nhiễm trùng:
Không viêm màng não:
Các nguyên nhân không do di truyền hoặc các nguyên nhân do môi trường chiếm 25 - 33% trong số trẻ em bị khiếm thính. Nhiễm virút Cytomegalovirus (CMV) bẩm sinh là nguyên nhân môi trường phổ biến nhất ở trẻ em khiếm thính.
10 - 15% số bệnh nhân bị “nhiễm CMV bẩm sinh không có triệu chứng” bị điếc thần kinh giác quan từ nhẹ đến sâu. Các tác nhân gây bệnh tiềm năng khác bao gồm rubella, giang mai, bệnh do toxoplasma, quai bị, và sởi.
Viêm màng não:
Nguyên nhân do viêm màng não chiếm khoảng 9% điếc trong số trẻ em bị khiếm thính và có thể gây khó khăn cho việc cấy ốc tai. Sinh vật thường gây viêm màng não (từ phổ biến nhiều nhất đến ít nhất) bao gồm Haemophilus influenzae, Streptococcus pneumoniae, và Neisseria meningitidis.
Sinh vật gây ra tỉ lệ mất thính lực cao nhất là S pneumoniae (31%). Bệnh nhân bị viêm màng não dễ bị phát triển làm tắc nghẽn lòng ốc tai (ví dụ, viêm mê nhĩ cốt hóa), đặc biệt là khi S pneumoniae là sinh vật gây bệnh.
Ngộ độc tai:
Có lẽ gây ngộ độc tai nổi tiếng nhất là các thuốc kháng sinh nhóm aminoglycoside. Khác thuốc độc tai khác thường được nêu ra bao gồm: thuốc lợi tiểu quai, erythromycin, salicylat, vancomycin, cisplatin, và quinine.
Chấn thương:
Nghe kém do chấn thương xương thái dương thường thứ phát do tụ máu màng nhĩ, thủng màng nhĩ, hoặc gián đoạn chuỗi xương con. Tai được bao bọc có khả năng chống chấn thương nhưng đôi khi gãy xương có thể liên quan đến ốc tai hoặc mê nhĩ. Tổn thương ở vỏ bao tai hầu như luôn gây điếc thần kinh thính giác sâu. Gãy xương bao 2 tai ít xảy ra nhưng là một chỉ định cho cấy ốc tai điện tử. Xơ hoặc cốt hóa trong lòng tai hoặc gãy xương bao tai, có thể làm việc luồn điện cực khó khăn hơn. Chụp hình ảnh trước phẫu thuật có thể cung cấp thêm thông tin về bệnh xơ, cốt hóa đã xảy ra.
Bilirubin máu cao:
Ở trẻ bị vàng da sơ sinh, bilirubin có thể vượt qua hàng rào máu não. Bilirubin có thể tích tụ trong nhân ốc tai bụng và gây điếc thần kinh giác quan. 33% trẻ sơ sinh với mức độ bilirubin 15 - 25mg /dL bị mất tạm thời của sóng IV và V trên ABR. Tăng bilirubin máu cũng là một yếu tố nguy cơ của bệnh thần kinh thính giác (auditory neuropathy).
Bệnh thần kinh thính giác:
Bệnh nhân bị bệnh thần kinh thính giác đặc trưng bởi chức năng tế bào lông ngoài bình thường và với bất thường hoặc không có ABR, thần kinh ốc tai tiền đình là vị trí bệnh lý của bệnh này. Chức năng tế bào lông ngoài có thể được đánh giá qua đo âm truyền ốc tai, hoặc đo thính lực đơn âm. Một khiếm khuyết trong các tế bào lông trong, các tế bào hạch xoắn hoặc các khớp nối thần kinh giữa chúng là nguyên nhân của bệnh thần kinh thính giác.
Ngoài ra, các bệnh lý thần kinh thính giác xảy ra ở cả người lớn và trẻ em cũng gây điếc.
Bệnh Meniere:
Bệnh Meniere được đặc trưng bởi chóng mặt thấy nhà quay, nghe dao động, ù tai, hay đầy tai. Chẩn đoán được thực hiện với hỏi bệnh sử và khám thực thể, cũng như chẩn đoán hình ảnh để loại trừ bệnh lý sau ốc tai. Mô học của xương thái dương sau khi chết của những người bị bệnh Meniere cho thấy giãn khoang nội dịch. Sũng nước nội dịch mô học có thể là kết quả cuối cùng của một số quá trình bệnh lý khác gây ra các triệu chứng của bệnh Meniere hoặc có thể là nguyên nhân thực sự của các triệu chứng.
Điếc do tiếng ồn:
Theo Viện Quốc gia về điếc và các rối loạn giao tiếp, 10 triệu người Mỹ bị điếc do tiếng ồn và ngoài ra hàng ngày có 30 triệu người tiếp xúc với tiếng ồn ở các mức nguy hiểm. Mất thích lực thứ phát do tiếp xúc với tiếng ồn có thể tạm thời (thay đổi ngưỡng tạm thời) hoặc vĩnh viễn (thay đổi ngưỡng vĩnh viễn). Chấn thương âm thanh bị mất thính lực ngay lập tức, vĩnh viễn sau khi tiếp xúc với các âm thanh lớn hơn 140 dB, chẳng hạn như các vụ nổ hoặc bắn súng. Các tế bào lông bên ngoài dễ bị tổn thương nhất khi tiếp xúc với tiếng ồn. Các tế bào lông bên ngoài thường sưng lên khi tiếp xúc với tiếng ồn quá mức, nhưng có thể bình thường lại nếu tiếp xúc với tiếng ồn chấm dứt.
Lão thính:
Nghe kém liên quan đến lão hóa ban đầu bắt đầu với nghe kém ở tần số cao, với sự tiến triển cuối cùng sẽ bao gồm mất cả các tần số thấp hơn. 30 - 35% người ở độ tuổi 65 bị nghe kém; con số này tăng lên đến 40 - 50% ở những người hơn 70 tuổi. Đàn ông thường bị ảnh hưởng mất thính lực do tuổi tác nhiều hơn.
Giải pháp cho những bệnh nhân điếc nặng và sâu
Từ mấy năm trở lại đây, một phương pháp chữa điếc hiệu quả cho những bênh nhân khiếm thính, đặc biệt là các bệnh nhi điếc bẩm sinh hoặc những người bị điếc nặng đó là Cấy ốc tai điện tử.
Ốc tai điện tử là một hệ thống điện tử phức tạp được cấy ghép vào bộ phận tai trong để kích thích dây thần kinh thính giác nhằm phục hồi chức năng nghe cho những bệnh nhân bị khiếm thính.
Về thực tế, phương pháp này xuất hiện khá lâu đời, và được áp dụng lần đầu tại Việt Nam vào những năm 1998, đến nay, phương pháp cấy ốc tai điện tử đã trở thành một trong những phương pháp chữa điếc hiệu quả, đặc biệt là với các bé bị điếc bẩm sinh dẫn đến bị câm.

An Việt - Địa chỉ Cấy ốc tai điện tử uy tín
Hiện nay trên cả nước đã có một số cơ sở y tế có thể thực hiện việc Cấy ốc tai điện tử trong đó có Bệnh viện An Việt. Không chỉ hội tụ đội ngũ y bác sỹ có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực Ốc tai điện tử như PGS.TS Nguyễn Hoàng Sơn – chủ tịch hội Tai Mũi Họng Hà Nội và các tỉnh phía bắc; PGS.TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên Trưởng khoa TMH Trẻ em BV Tai Mũi Họng TW… mà tại An Việt còn đầu tư hệ thống cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại, đáp ứng những yêu cầu khắt khe nhất trong quá trình phẫu thuật Ốc tai điện tử.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh - Hà Nội
Điện thoại: 1900 2838