Trong những năm gần đây, tật khúc xạ đang ngày càng gia tăng về mức độ và số lượng các trường hợp bị mắc phải. Không ít chuyên gia đã cảnh báo, việc trẻ mắc phải các bệnh về mắt trong đó có tật khúc xạ có thể ảnh hưởng mạnh đến tâm lý của trẻ nhỏ. Chưa kể, việc mắc các tật khúc xạ cũng khiến cho các hoạt động sinh hoạt của trẻ hằng ngày trở nên khó khăn hơn.Vậy tật khúc xạ là gì, những dấu hiệu nhận biết là cách phòng tránh ra sao, hãy tìm hiểu cùng Bệnh viện Đa khoa An Việt nhé!
1. Tật khúc xạ ở trẻ em là gì?
Tật khúc xạ ở trẻ em là tình trạng mắt không thể điều tiết bình thường, khiến hình ảnh hiển thị không rõ nét. Đây là một trong những vấn đề thị lực phổ biến nhất ở lứa tuổi học đường. Ba dạng tật khúc xạ thường gặp gồm:
Cận thị: Nhìn gần rõ, nhìn xa mờ.
Viễn thị: Nhìn xa rõ, nhìn gần mờ.
Loạn thị: Hình ảnh bị méo mó cả khi nhìn gần và xa.
Nếu không được phát hiện và can thiệp kịp thời, tật khúc xạ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình học tập và sự phát triển toàn diện của trẻ.
2. Nguyên nhân gây tật khúc xạ ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tật khúc xạ ở trẻ em, bao gồm:
Yếu tố di truyền: Trẻ có bố mẹ bị cận thị hoặc loạn thị có nguy cơ cao mắc bệnh.
Thói quen sinh hoạt: Trẻ đọc sách hoặc sử dụng thiết bị điện tử trong thời gian dài, tư thế sai, ánh sáng không đủ.
Thiếu dinh dưỡng: Thiếu vitamin A và các dưỡng chất cần thiết cho mắt.
Thiếu hoạt động ngoài trời: Trẻ ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên cũng dễ bị cận thị sớm.
3. Dấu hiệu phát hiện sớm tật khúc xạ ở trẻ
Phát hiện sớm là yếu tố quan trọng giúp can thiệp kịp thời. Cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu phát hiện sớm tật khúc xạ ở trẻ em như:
Trẻ hay nheo mắt khi nhìn xa.
Thường xuyên ngồi sát tivi hoặc cúi gần khi đọc sách.
Hay dụi mắt, kêu nhức đầu, hoặc mỏi mắt.
Kết quả học tập giảm sút do khó nhìn bảng.
Trẻ né tránh các hoạt động cần quan sát xa như đá bóng, chơi ngoài trời.
Lệch đầu khi nhìn hoặc nghiêng mặt khi tập trung vào vật gì đó.
Dấu hiệu thường thấy khi bị tật khúc xạ là nhìn mờ, mỏi mắt. Ảnh minh họa4. Cách phòng ngừa tật khúc xạ ở trẻ
Trẻ cần sinh hoạt với một chế độ khoa học, lành mạnh, không chỉ để đảm bảo sức khỏe mà còn có thể giúp hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ gây ra các vấn đề về mắt như tật khúc xạ.
Điều chỉnh tư thế đúng khi học bài, đọc sách, xem tivi,… tránh nhìn gần, gù lưng khi học tập.
Hạn chế để trẻ lạm dụng các thiết bị điện tử, nếu trẻ học tập trên máy tính, hãy để trẻ có thời gian nghỉ ngơi để thư giãn cho mắt.
Đảm bảo không gian học tập của trẻ có điều kiện ánh sáng tốt theo khuyến cáo.
Bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và cho mắt để trẻ luôn khỏe mạnh.
Để trẻ nghỉ ngơi hợp lý, tránh áp lực về tinh thần, ngủ đủ và bỏ thói quen dụi mắt, nheo mắt có hại.
Khám thị lực định kỳ theo khuyến cáo của bác sĩ, nhất là với những trẻ có bố mẹ bị tật khúc xạ nặng, hoặc khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường ở mắt để được phát hiện và điều trị sớm bệnh.
Trẻ bị tật khúc xạ cần được thăm khám kịp thời. Ảnh minh họa5. Điều trị tật khúc xạ cho trẻ
Trẻ mắc tật khúc xạ cần được thăm khám kịp thời để bác sĩ có thể xác định đúng về tình trạng bệnh lý. Dựa vào tật khúc xạ và mức độ khúc xạ của mắt, bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục hoặc điều trị cho trẻ.
• Cận thị: Phương pháp được áp dụng phổ biến để điều chỉnh mắt cận thị cho trẻ chính là đeo kính. Bác sĩ sẽ tiến hành khám mắt và cắt kính gọng phù hợp với mức độ cận thị ở trẻ. Ngoài ra, một số loại kính tiếp xúc, định hình giác mạc cũng có thể được chỉ định sử dụng đối với các trường hợp nhất định.
• Viễn thị: Cũng tương tự như khúc xạ cận thị, trẻ mắc viễn thị có thể khắc phục bằng việc đeo kính gọng, kính định hình giác mạc để cải thiện thị lực.
• Loạn thị: Trường hợp trẻ bị loạn thị nhẹ có thể cải thiện bằng việc sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đủ dinh dưỡng, vitamin cần thiết… Nếu viễn thị nặng khiến trẻ gặp bất tiện khi học tập, sinh hoạt thì có thể sử dụng kính thuốc, kính định hình giác mạc…
6. Khi nào nên đưa trẻ đi khám mắt?
Ngay khi cha mẹ nhận thấy dấu hiệu bất thường về thị lực, hoặc khi trẻ bước vào tuổi đi học (từ 3–6 tuổi), nên đưa trẻ đến khám mắt định kỳ. Khám mắt định kỳ không chỉ giúp phát hiện sớm tật khúc xạ ở trẻ em mà còn phát hiện các bệnh lý khác liên quan đến mắt.
Các bác sỹ khuyến cáo, tật khúc xạ ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và điều chỉnh kịp thời sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực. Vai trò của cha mẹ là đặc biệt quan trọng trong việc quan sát, phát hiện dấu hiệu sớm và chăm sóc mắt cho trẻ đúng cách.
——————————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 2838
Website: www.benhvienanviet.com
Zalo: https://zalo.me/2159659469844055324
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám – Video Call với bác sĩ” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd