Bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không là thắc mắc mà Bệnh viện đa khoa An Việt thường xuyên nhận được từ nhiều bệnh nhân. Đây là một bệnh lý thường gặp, có thể khiến một người khỏe mạnh bị tàn phế suốt đời nếu không chữa trị kịp thời. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu tổng quan về thoát vị đĩa đệm, và khi nào cần phải phẫu thuật.
1. Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì?
Thoát vị đĩa đệm là một loại bệnh xảy ra khi nhân nhầy ở đĩa đệm cột sống không còn ở vị trí của nó. Sau khi nhân nhầy đi ra ngoài vị trí trong vòng sợi sẽ làm tăng chèn ép ống sống cùng rễ thần kinh. Trong y học giải phẫu, các nhà khoa học đã phát hiện vết đứt và rách ở vòng sợi của bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. Theo nghiên cứu lâm sàng tình trạng này là nguyên nhân dẫn đến hội chứng đau thắt lưng hông thường gặp.
2. Đối tượng nào dễ bị thoát vị đĩa đệm?
• Nhóm người lao động vất vả, khuân vác nặng nhọc lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc bê vật không quá nặng nhưng lại thực hiện sai tư thế.
• Người mắc bệnh lý cột sống bẩm sinh như: gai cột sống, gù vẹo cột sống, nứt đốt sống, trượt cột sống… Những bệnh lý này xuất hiện từ khi mới sinh ra đến khi trưởng thành, gây nên nhiều bất tiện trong sinh hoạt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về xương khớp khác, trong đó có thoát vị đĩa đệm.
• Những người làm công việc đặc thù đứng hoặc ngồi nhiều, nhất là giới văn phòng, sinh viên, tài xế, thợ may, giáo viên, kiến trúc sư… Đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế lâu ngày khiến đĩa đệm bị tăng áp lực, dễ thoát ra khỏi vị trí, chèn ép rễ thần kinh tủy sống, gây đau đớn.
• Những người có thói quen sinh hoạt không khoa học như: thường xuyên đeo túi nặng lệch một bên vai, chuyển đổi tư thế đột ngột và liên tục, khi ngủ gối đầu quá cao…
• Người thừa cân, béo phì rất dễ bị thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng vì cột sống phải chịu nhiều áp lực do cân nặng gây ra, làm đĩa đệm nhanh bị tổn thương và thoái hóa.
Đừng để bệnh thoát vị đĩa đệm tiến triển thành biến chứng nguy hiểm ở giai đoạn muộn!3. Triệu chứng sớm của thoát vị đĩa đệm
Đau lưng
Đau vùng thắt lưng
Đau cứng cơ vùng lưng
Tê bì kéo dài từ lưng lan xuống mông
Tê bì kéo dài đến vùng chân
Cơn đau bất chợt không rõ nguyên nhân
Giảm khả năng đi lại
Giảm khả năng vận động
Teo cơ
Phản xạ chậm lại và kém đi
Rối loạn khả năng đại tiện và tiểu tiện
Suy giảm khả năng sinh sản
4. Khi nào cần mổ thoát vị đĩa đệm
Người bệnh có thể được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm trong trường hợp không còn phương án ít xâm lấn tốt hơn. Vì thế, thông thường bệnh nhân sẽ được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm trong các trường hợp như:
• Bệnh nhân đã trải qua điều trị nội khoa khoảng 5 – 8 tuần không mang lại hiệu quả như mong muốn hoặc thất bại.
• Chèn ép lên các dây thần kinh chuyển qua giai đoạn cấp tính.
• Bệnh nhân điều trị thoát vị đĩa đệm được phát hiện bị rách bao xơ, khối thoát vị di chuyển xa khỏi đĩa đệm.
Phương pháp điều trị sẽ khác nhau với mỗi loại thoát vị. Ảnh minh họaNgoài những trường hợp được chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm, bạn có thể không may sẽ rơi vào trường hợp cần phẫu thuật ở diện cấp cứu. Những phương pháp can thiệp cấp cứu thường là nguy cấp có tính ảnh hưởng nghiêm trọng.
Vì thế bạn cần chú ý những trường hợp chỉ định mổ thoát vị đĩa đệm cấp cứu:
• Cơn đau kéo dài khiến người bệnh đau đớn không thể chịu nổi
• Các loại thuốc giảm đau không có tác dụng với bệnh nhân
• Người bệnh thoát vị đĩa đệm bị liệt
• Xuất hiện hội chứng yên ngựa
Người bệnh hãy tham khảo bác sĩ điều trị để có những chỉ định tốt nhất cho quá trình điều trị khi bị thoát vị đĩa đệm.
———————————
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 – 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám với bác sĩ” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd