Bệnh tiểu đường có ba loại chính: tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2 và tiểu đường thai kỳ. Trong đó, tiểu đường tuýp 2 là phổ biến nhất, chiếm 90-95% tổng số bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường . Bệnh thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, nhưng do tỷ lệ béo phì ngày càng cao nên hiện nay ngày càng nhiều trường hợp bệnh được phát hiện ở tuổi vị thành niên và người trẻ tuổi.
Không như đái tháo đường tuýp 1, đái tháo đường tuýp 2 thường diễn tiến chậm rãi, với những triệu chứng mơ hồ dễ bỏ sót hoặc nhầm lẫn với các tình trạng khác. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mà không hề hay biết.

Các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:
• Mắt bị mờ
• Mệt mỏi kéo dài
• Ăn nhiều nhưng vẫn nhanh đói
• Hay khát nước và đi tiểu nhiều
• Vết thương lâu lành
• Đau và tê ở chân hoặc tay
• Sụt cân không rõ lý do
Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Do ít có biểu hiện rõ ràng nên nhiều bệnh nhân sau khi bệnh đã tiến triển nặng mới bắt đầu phát hiện và điều trị. Chính vì thế bạn phải thường xuyên duy trì việc kiểm tra đường huyết khi bắt đầu nghi ngờ bệnh, đặc biệt nếu thuộc 5 nhóm đối tượng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 sau:
• Người trên 40 tuổi
• Người béo phì hoặc thừa cân
• Gia đình có người thân bị tiểu đường
• Bệnh huyết áp cao
• Phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ
Nhận biết sớm 9 dấu hiệu của bệnh đái tháo đường tuýp 2:
- Đi tiểu thường xuyên: Dấu hiệu này bao gồm các tình trạng tiểu nhiều vào ban ngày, tiểu đêm trên 2 – 3 lần. Ở trẻ em, tình trạng tiểu dầm cũng là 1 dấu hiệu cần lưu ý.
- Luôn cảm thấy khát: Người bệnh luôn cảm thấy khát là một trong những dấu hiệu đái tháo đường phổ biến.
- Thường xuyên cảm thấy đói: Cơ thể mệt mỏi: Sự mất cân bằng đường huyết có thể làm giảm năng lượng và gây ra cảm giác mệt mỏi.
- Mắt nhìn mờ là một trong các dấu hiệu Đái tháo đường tuýp 2.
- Nhiễm trùng: Đái tháo đường khiến sức đề kháng của người bệnh giảm sút. Tình trạng suy giảm miễn dịch khiến nguy cơ nhiễm trùng ở người bệnh tăng cao hơn bình thường. Các tình trạng nhiễm trùng da thường kéo dài và có xu hướng tái phát như nhọt, loét. Ngoài ra còn có các tình trạng nhiễm trùng tiểu, viêm nhiễm đường hô hấp, đường sinh dục,…
- Tê, ngứa đầu chi:Nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên, bạn nên đến cơ sở y tế uy tin để thăm khám và kịp thời có phương án điều trị phù hợp.
Tầm soát sớm bệnh tiểu đường để bảo vệ chất lượng cuộc sống của bạn
Nếu bạn nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ hoặc có một trong những triệu chứng được liệt kê trên, hãy đến khám tư vấn với bác sĩ và thực hiện các xét nghiệm cần thiết để tầm soát sớm bệnh tiểu đường tránh để bệnh chuyển biến qua giai đoạn muộn và nhiều biến chứng.
Ngay bây giờ, nếu cần tư vấn, đặt lịch thăm khám, quý khách vui lòng gọi qua hotline: 1900 28 38 – 0965 98 37 73 để được hỗ trợ nhanh nhất.
—————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 – 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd