Số người trẻ mắc bệnh tim mạch ngày càng tăng, từ 11-13% mỗi năm. Nhiều trường hợp 25-35 tuổi bị nhồi máu cơ tim, suy tim…Viện Tim mạch Quốc gia Việt Nam ghi nhận 3.500-4.000 trường hợp can thiệp tim mạch, trong đó 15-17% là bệnh nhân dưới 40 tuổi. Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn thế giới. Các bệnh lý như đột quỵ, suy tim, nhồi máu cơ tim đều cần được phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Bệnh tim mạch là gì?
Bệnh tim mạch là một nhóm các rối loạn ảnh hưởng đến tim và hệ thống mạch máu (tĩnh mạch và động mạch). Nguyên nhân chủ yếu là do sự tích tụ mảng bám trong động mạch, làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Những tổn thương này có thể xảy ra ở nhiều cơ quan quan trọng như não, tim, thận và mắt, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ.
2. Các loại bệnh lý tim mạch phổ biến
2.1 Bệnh tim thiếu máu cục bộ
Bệnh tim thiếu máu cục bộ (hay bệnh động mạch vành) là tình trạng động mạch vành bị hẹp hoặc tắc nghẽn, làm giảm lưu lượng máu đến tim. Khi tim không nhận đủ oxy và dưỡng chất, bệnh nhân có thể gặp triệu chứng đau thắt ngực và có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
2.2 Nhồi máu cơ tim
Nhồi máu cơ tim (hay đau tim cấp tính) xảy ra khi dòng máu đến tim bị gián đoạn – thường do cục máu đông. Việc ngừng cung cấp oxy và dưỡng chất trong thời gian dài khiến cấu trúc tim bị tổn thương và có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Lý giải nguyên nhân bệnh tim mạch ngày càng phổ biến ở người trẻ, các chuyên gia cho rằng, có nhiều yếu tố trong cuộc sống được chứng minh làm tăng khả năng xuất hiện và tiến triển bệnh lý tim mạch. Những yếu tố này được gọi là yếu tố nguy cơ của bệnh lý tim mạch. Các yếu tố đó là:
– Hút thuốc: Hút thuốc là hoặc hút thuốc lào đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý động mạch vành, tăng huyết áp, bệnh động mạch ngoại biên…
– Ít hoạt động thể lực: Lười hoạt động thể lức làm tăng khả năng xuất hiện bệnh tăng huyết áp, bệnh động mạch vành…
– Thừa cân: Thừa cân là yếu tố nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh động mạch vành. Bạn cần duy trì cân nặng ở mức hợp lý.
– Căng thẳng (stress): Các căng thẳng trong cuộc sống, các stress tâm lý đều được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
– Tăng cholesterol máu: Tăng cholesterol máu làm thúc đẩy quá trình xơ vữa động mạch, nó là yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp, bệnh lý động mạch cảnh, động mạch chủ, động mạch vành, động mạch chi dưới.
– Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng, nó là yếu tố nguy cơ làm xuất hiện và tiến triển bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch ngoại biên… Bạn cần điều trị tăng huyết áp theo phác đồ của bác sỹ tim mạch để làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh lý tim mạch.
– Đái tháo đường: Bệnh lý này là yếu tố nguy cơ rất mạnh mắc các bệnh lý tim mạch như bệnh lý động mạch vành, bệnh động mạch cảnh, bệnh động mạch chủ và bệnh động mạch ngoại biên… Nếu bạn bị đái tháo đường, bạn cần tuân thủ điều trị bệnh này nghiêm ngặt để tránh biến chứng tim mạch.
– Yếu tố gia đình: Một số bệnh lý tim mạch như tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim giãn, bệnh cơ tim phì đại, hội chứng Brugada có tính chất gia đình.
– Tuổi: Nam giới trên 55 tuổi hoặc nữ giới trên 65 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp….
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm toàn cầu có 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch. Trong đó, nhồi máu cơ tim là cấp cứu khẩn, nếu không kịp thời, nguy cơ tử vong 50%.
Tại Việt Nam, mỗi năm khoảng 200.000 người chết vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số ca tử vong. Trong các bệnh lý tim mạch, động mạch vành và đột quỵ não là nguyên nhân gây tử vong hoặc tàn phế nhiều nhất.
Đau ngực là triệu chứng phổ biến của những người mắc bệnh tim.3. Để giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, chuyên gia tim mạch khuyến cáo người dân cần:
• Có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn mỡ, da động vật, gan, thức ăn nhanh.
• Tích cực tập luyện thể thao, hạn chế bia rượu và các chất kích thích.
• Người trẻ không nên chủ quan nghĩ rằng nhồi máu cơ tim chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà bỏ qua các dấu hiệu bệnh, dễ dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng sau này…
4. Người trẻ không nhận thức được yếu tố nguy cơ của bản thân
Một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 1 bởi Trung tâm Y tế Wexner thuộc Đại học bang Ohio cho thấy, 47% người dưới 45 tuổi không nghĩ rằng họ có nguy cơ mắc bệnh tim; 1/3 số người trưởng thành được khảo sát cho biết họ không chắc về việc liệu mình có bị đau tim hay không.
Tương tự, chỉ một nửa trong số 3.500 thanh niên có các yếu tố nguy cao tin rằng họ có khả năng mắc bệnh tim trước khi cơn đau tim xảy ra; thậm chí một số người cho biết bác sĩ của họ đã thông báo rằng họ có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là phụ nữ.
Các chuyên gia cho biết, để những người trẻ tuổi quan tâm đến vấn đề sức khỏe tim mạch là một thách thức vô cùng lớn; họ đang bận rộn với việc xây dựng gia đình, phát triển sự nghiệp.
Bệnh tim mạch tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa, ngày càng gặp nhiều ở tuổi trung niên và thậm chí ở thanh niên5. Lời khuyên từ chuyên gia
• Để phòng ngừa, chuyên gia khuyến cáo giới trẻ cần có lối sống lành mạnh, tăng cường vận động và dinh dưỡng cân bằng, giữ cân nặng hợp lý.
• Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng sức đề kháng của cơ thể. Hạn chế rượu bia, không hút thuốc lá.
• Tránh ăn nhiều mỡ, gia vị hay thức ăn bị mốc; tăng cường hoa quả, rau và các loại vitamin. Tiêm vaccine ngừa một số bệnh nhiễm trùng như viêm gan B, C và tiêm phòng HPV ngừa ung thư cổ tử cung.
• Người trẻ không nên chủ quan, nghĩ bệnh lý chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà bỏ qua các dấu hiệu, khiến bệnh biến chứng nặng, không thể can thiệp.
• Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần.
—————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 – 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để “Tra cứu kết quả – Đặt lịch khám – Video Call với bác sĩ” và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd