1. Tổng quan về máy trợ thính và dịch vụ gắn máy trợ thính ở An Việt
Máy trợ thính hiện nay có rất nhiều loại như máy trợ thính không dây, máy trợ thính siêu nhỏ, máy trợ thính bỏ túi có dây hay máy trợ thính đeo vành tai,…
Khi có dấu hiệu bị lãng tai, khả năng nghe kém hơn trước thì lúc này máy trợ thính sẽ hỗ trợ bạn có thể nghe thấy những âm thanh xung quanh như bình thường. Vậy máy trợ thính là gì, những lưu ý khi dùng máy trợ thính và nên gắn máy trợ thính ở đâu uy tín? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của bệnh viện An Việt.
Đọc thêm:
+ Viêm tai giữa kiêng ăn gì
+ Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không

Tổng quan về máy trợ thính và dịch vụ gắn máy trợ thính ở An Việt
- Máy trợ thính là gì?
Máy trợ thính là dụng cụ y tế hỗ trợ bệnh nhân bị suy giảm hay mất thính lực bằng cách khuếch đại âm thanh lên gấp nhiều lần.
Máy giúp màng nhĩ tiếp nhận âm thanh, truyền tới những bộ phận khác trong cơ quan thính giác của con người.
Máy trợ thính hiện nay có rất nhiều loại như máy trợ thính không dây, máy trợ thính siêu nhỏ, máy trợ thính bỏ túi có dây hay máy trợ thính đeo vành tai,… Máy phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau từ trẻ nhỏ đến người cao tuổi.
- Cấu tạo của máy trợ thính
Máy trợ thính cơ bản là một hệ thống khuếch đại âm thanh thu nhỏ bao gồm:
- 1 microphone 1 bộ khuếch đại âm thanh (công nghệ xử lý tín hiệu kỹ thuật số)
- 1 bộ phát thu nhỏ (bộ thu)
- 1 pin 1 công tắc on/off Nút nhấn chuyển chương trình/ chức năng (hầu hết các máy trợ thính).
Máy trợ thính trong tai được làm vừa với khuôn tai, được làm từ acrylic và silicon.
Trong khi máy trợ thính sau tai có vỏ nhựa đi kèm (một số dòng máy có thể thay đổi được vỏ khác).
Ở một số trường hợp, người khiếm thính do nguyên nhân nào đó không thể sử dụng máy trợ thính thì có thể lựa chọn biện pháp cấy ốc tai hoặc các biện pháp phẫu thuật khác để cải thiện thính lực.
- Lời khuyên dành cho người lần đầu đeo máy trợ thính
Khi mới bắt đầu sử dụng máy trợ thính rất nhiều người còn gặp nhiều bỡ ngỡ trong cách sử dụng. Đôi khi nhiều người còn cảm thấy khó chịu và không thoải mái khi sử dụng máy trợ thính.
Các bác sĩ chuyên khoa của bệnh viện An Việt khuyên bạn nên:
- Bắt đầu bằng cách đeo máy trợ thính trong một thời gian ngắn và đeo khoảng từ 1 đến 2 giờ trong ngày.
- Ban đầu, bạn nên dùng máy trợ thính ở những nơi ít người và ít tiếng ồn
- Sau đó, bạn nên dùng máy trợ thính trong một thời gian dài và trong môi trường ồn hơn
- Nếu tai bị đau, bạn hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để giúp bạn tìm ra được nguyên nhân
- Cho phép đôi tai của bạn có thời gian để làm quen với âm thanh mới và cảm giác mới.
- Công dụng của máy trợ thính
Máy trợ thính là một công cụ hỗ trợ không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của những người bị khiếm thính.
- Nghe tốt hơn trong môi trường ồn ào
- Giảm bớt căng thẳng, mệt mỏi
- Định hướng, xác định được nguồn âm thanh
- Xem TiVi, nghe nhạc tốt hơn và thoải mái hơn
- Nghe điện thoại được dễ dàng hơn
- Tăng khả năng thu nhận thông tin và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Những chú ý khi sử dụng máy trợ thính

Những chú ý khi sử dụng máy trợ thính
Khi sử dụng máy trợ thính, bạn cần chú ý những điều dưới đây để tuổi thọ của máy được kéo dài.
Không tháo, đeo máy khi đi ngoài đường hoặc trong bồn tắm. Khi muốn tháo, đeo máy thì hãy ngồi trên tấm thảm hay chiếu, rồi nhẹ nhàng thực hiện.
- Chú ý các chất như nước hoa, keo xịt tóc
Không sử dụng các chất như nước hoa, keo xịt tóc khi đeo máy trợ thính, vì nó sẽ làm hư hỏng microphone trong máy trợ thính.
Máy trợ thính khi bị ướt sẽ có nguy cơ bị hỏng. Bạn hãy lau khô tay trước khi cầm máy. Hãy tháo máy ra khi đi tắm, khi rửa mặt hay khi làm những việc có khả năng bị dính nước. Không được đặt máy ở những nơi bị ướt và chú ý khi có mưa bão bất ngờ.
- Nếu rơi máy xuống nước thì làm thế nào?
Khi máy bị rơi xuống nước, hãy dùng vải khô lau phần nước đi. Bạn tháo pin , tháo núm tai và ống dây nghe. Lấy pin ra và đặt chúng trên khăn khô để thấm khô hết nước.
- Gắn máy trợ thính ở đâu uy tín tại Hà Nội?
Không phải bản thân cứ cảm thấy không nghe rõ thì tùy tiện đeo máy trợ thính. Việc đeo máy trợ thính cần có ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa. Và tùy vào tình trạng thính lực của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên bạn nên đeo loại máy trợ thính loại nào.
Các bác sĩ khuyến cáo rằng, người bệnh không nên tự ý đi mua máy trợ thính về sử dụng mà nên đi thăm khám xem tình trạng kém thính lực của bản thân do nguyên nhân gì gây ra. Đồng thời thực hiện đo chức năng nghe xem có thực sự bị nghe kém hay không và nếu nghe kém thì đang ở mức độ nào.
Nếu tự ý đi mua và đeo máy trợ thính đôi khi không giúp ích gì được cho bạn mà còn “tiền mất tật mang”. Có thể gây ra các bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Chẳng hạn như các bệnh nhân đang gặp phải tình trạng bệnh như viêm tai, tai bị nhiễm khuẩn, chảy dịch hay mưng mủ,… nếu tự ý đeo máy trợ thính thì dễ khiến bệnh trở nên nặng hơn, thậm chí dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tai.
Hiểu được điều đó, hiện nay tại Bệnh viện An Việt có triển khai dịch vụ gắn máy trợ thính nhằm giúp bệnh nhân có thể được thăm khám trực tiếp để xác định mức độ bệnh và sử dụng loại máy trợ thính phù hợp.
Khi gắn máy trợ thính tại bệnh viện An Việt, người bệnh sẽ được sử dụng các dòng máy cao cấp từ các thương hiệu nổi tiếng của các nước Đức, Nhật Bản, Anh,...
Ngoài ra, người bệnh được bác sĩ hướng dẫn cách dùng máy đúng cách cũng như những lưu ý khi sử dụng để quá trình đeo máy được diễn ra suôn sẻ.
Khách hàng khi có nhu cầu kiểm tra thính lực và gắn máy trợ thính, vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua hotline 1900.2838 để được hỗ trợ tư vấn trực tiếp.