Trẻ nhỏ bị ốm vặt như sổ mũi, ho, sốt nhẹ… là điều không quá xa lạ với các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, nếu con bạn liên tục mắc các bệnh nhẹ, thời gian hồi phục kéo dài hoặc tái phát nhiều lần trong năm, đây có thể là tín hiệu cảnh báo hệ miễn dịch yếu. Vậy đâu là ranh giới giữa “ốm vặt bình thường” và “nguy cơ bệnh lý”? Hãy cùng tìm hiểu nhận định từ các chuyên gia y tế trong bài viết dưới đây.
1. Thế Nào Là Trẻ Ốm Vặt?
Ốm vặt là thuật ngữ dân gian chỉ những bệnh lý nhẹ, thường gặp ở trẻ em như:
Cảm cúm, cảm lạnh
Sổ mũi, nghẹt mũi
Ho khan hoặc ho có đờm
Sốt nhẹ dưới 38,5°C
Viêm họng nhẹ, viêm amidan
Tiêu chảy thoáng qua do rối loạn tiêu hóa
Phần lớn các triệu chứng này thường kéo dài từ vài ngày đến một tuần và có thể tự khỏi hoặc cần hỗ trợ điều trị đơn giản tại nhà.
Với trẻ em, đặc biệt là trong giai đoạn từ 6 tháng đến 6 tuổi, việc bị ốm vặt 6–8 lần mỗi năm được coi là bình thường do hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
Trẻ em có hệ miễn dịch chưa đủ hoàn thiện để chống chọi với tác nhân ngoại lai xâm nhập vào cơ thể khiến trẻ thường ốm vặt.2. Nguyên Nhân Khiến Trẻ Thường Xuyên Ốm Vặt
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ hay bị ốm vặt:
a. Hệ miễn dịch chưa hoàn thiện
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch đang trong quá trình hoàn thiện, nên rất dễ bị các vi khuẩn, virus tấn công khi tiếp xúc môi trường mới hoặc khi đến lớp.
b. Tiếp xúc với môi trường tập thể
Trẻ đi nhà trẻ, mẫu giáo thường dễ lây nhiễm bệnh từ bạn bè do sử dụng chung đồ chơi, không gian kín, chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân.
c. Chế độ dinh dưỡng thiếu cân đối
Thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu như vitamin A, C, D, kẽm, sắt… có thể làm suy giảm khả năng miễn dịch.
d. Vệ sinh kém
Việc không rửa tay trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, thường xuyên đưa tay lên miệng… là con đường nhanh chóng đưa mầm bệnh vào cơ thể.
3. Khi Nào Ốm Vặt Là Dấu Hiệu Bình Thường?
Theo BSCKII Phạm Mạnh Thân – Chuyên Khoa nhi, Bệnh viện An Việt
“Trẻ bị ốm ốm vài lần trong năm, mỗi lần chỉ kéo dài 3–5 ngày, không có biến chứng nghiêm trọng, ăn ngủ tốt, tăng cân đều… thì không đáng lo ngại. Đây là một phần trong quá trình phát triển miễn dịch tự nhiên.”
Dấu hiệu cho thấy tình trạng ốm là bình thường:
Trẻ vẫn chơi, sinh hoạt bình thường khi không ốm
Các đợt bệnh ngắn, hồi phục nhanh
Không cần dùng thuốc kháng sinh liên tục
Trẻ vẫn tăng cân, chiều cao phát triển phù hợp
BSCKII Phạm Mạnh Thân đang thăm khám cho bệnh nhân nhi4. Khi Nào Cần Lo Lắng Về Hệ Miễn Dịch Yếu?
BSCH II Phạm Mạnh Thân cho biết: Nếu trẻ có những biểu hiện sau, cha mẹ cần lưu ý:
• Trẻ ốm hơn 10 lần/năm
• Mỗi lần bệnh kéo dài hơn 10 ngày
• Hay bị viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, nhiễm trùng da
• Cần dùng kháng sinh nhiều lần trong năm
• Vết thương nhỏ lâu lành
• Không tăng cân hoặc sụt cân
• Mệt mỏi, uể oải thường xuyên
Đây có thể là dấu hiệu của suy giảm miễn dịch – một tình trạng khiến trẻ không đủ sức đề kháng chống lại các tác nhân gây bệnh.
5. Các Bệnh Lý Miễn Dịch Ở Trẻ Cần Cảnh Giác
Một số bệnh lý tiềm ẩn liên quan đến hệ miễn dịch yếu:
Suy giảm miễn dịch bẩm sinh: Do di truyền, trẻ có hệ miễn dịch kém từ khi sinh ra.
Dị ứng, hen suyễn: Liên quan đến sự rối loạn hệ miễn dịch.
Bệnh tự miễn: Như lupus ban đỏ, viêm khớp tự miễn, cơ thể tự tấn công chính mình.
HIV/AIDS ở trẻ em: Dù hiếm gặp, nhưng cần được loại trừ nếu trẻ có biểu hiện nhiễm trùng tái phát nặng.
6. Lời Khuyên Từ Bác Sĩ Để Tăng Cường Hệ Miễn Dịch Cho Trẻ
Các bác sĩ nhi khoa và chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng cha mẹ nên kết hợp nhiều biện pháp để tăng cường miễn dịch cho con:
a. Cho trẻ ăn uống đầy đủ và đa dạng
• Ưu tiên thực phẩm tươi, giàu vitamin và khoáng chất: rau xanh, trái cây, cá, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên hạt.
• Tăng cường các thực phẩm chứa kẽm, vitamin D, probiotic giúp cải thiện hàng rào miễn dịch đường ruột.
b. Giấc ngủ và sinh hoạt điều độ
• Trẻ cần ngủ đủ theo lứa tuổi: từ 10–13 tiếng/ngày với trẻ mầm non.
• Tránh thức khuya, sử dụng thiết bị điện tử nhiều.
c. Tiêm chủng đầy đủ
Lịch tiêm phòng đầy đủ giúp bảo vệ trẻ khỏi các bệnh nguy hiểm như cúm, sởi, ho gà, viêm màng não…
d. Tăng cường vận động
Cho trẻ tham gia hoạt động thể chất mỗi ngày: chạy nhảy, bơi, đi bộ, chơi thể thao… giúp nâng cao sức đề kháng.
e. Hướng dẫn trẻ giữ vệ sinh cá nhân
• Tập cho trẻ rửa tay đúng cách trước ăn, sau đi vệ sinh
• Dạy trẻ che miệng khi ho, hạn chế đưa tay lên mắt mũi miệng
f. Hạn chế lạm dụng kháng sinh
Chỉ dùng kháng sinh khi có chỉ định của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc và ảnh hưởng hệ vi sinh.
7. Khi Nào Nên Đưa Trẻ Đi Khám Miễn Dịch?
Cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để khám chuyên sâu nếu:
Trẻ bị bệnh tái phát nhiều lần dù đã chăm sóc tốt
Dùng thuốc điều trị nhưng không hiệu quả
Có biểu hiện suy dinh dưỡng, mệt mỏi kéo dài
Có người trong gia đình từng mắc bệnh suy giảm miễn dịch hoặc bệnh lý di truyền
Việc làm các xét nghiệm tầm soát miễn dịch sẽ giúp phát hiện sớm tình trạng rối loạn miễn dịch ở trẻ em, từ đó có phương án điều trị phù hợp.
Bố mẹ hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn khám Nhi tại Bệnh viện An Việt với Bác sĩ CKII Phạm Mạnh Thân. Bác sĩ Thân với trên 30 năm công tác tại Khoa Nhi – Bệnh viện Xanh-pôn, và từng tu nghiệp tại Cộng hòa Pháp. Bác sĩ Phạm Mạnh Thân được giới chuyên môn đánh giá là Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm với hơn 40 năm trong khám và điều trị các bệnh lý về Nhi khoa được nhiều bố mẹ tin tưởng.
Với tiêu chí: Thăm khám tận tình – Hạn chế kháng sinh, Khoa Nhi Bệnh viện An Việt xứng đáng là địa chỉ TIN CẬY được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng và lựa chọn khi chăm sóc sức khỏe cho bé yêu!
Hãy gọi ngay đến tổng đài 1900 28 38 – 0965 98 37 73 để được hỗ trợ.
——————————-
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 – 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet