Viêm tai giữa là căn bệnh rất phổ biến và nhiều trẻ em mắc phải hiện nay. Tai mũi họng là các bộ phận rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ. Vì thế phụ huynh không nên lơ là, chủ quan.
Viêm tai giữa ở trẻ em thường xảy ra ở trẻ độ tuổi từ 6 tháng đến 3 tuổi. Đây là độ tuổi bé đang dần hoàn thiện về thể chất, hệ miễn dịch cũng như trí tuệ. Nếu bé bị viêm tai giữa ở mức độ nặng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống về sau này.
Nắm rõ căn bệnh viêm tai giữa ở trẻ em phổ biến để nuôi con khoẻ là việc làm cần thiết với những người làm cha mẹ. Hãy cùng tìm hiểu về bệnh viêm tai giữa ở trẻ nhỏ để có kiến thức phòng chữa bệnh cho con em mình hiệu quả trong bài viết sau đây.
- Viêm tai giữa ở trẻ em là gì?
Tai có 3 bộ phận chính đó là tai ngoài, tai giữa và tai trong. Gọi là tai giữa vì bộ phận này nằm ở giữa hai bộ phận còn lại. Tai giữa có vai trò dẫn truyền âm thanh do tai ngoài tiếp nhận tới tai trong. Tai trong dẫn truyền tín hiệu đến não bộ để giải mã âm thanh nghe được.
Khi vùng tai giữa của trẻ bị viêm nhiễm do bất kỳ tác nhân nào thì được gọi là viêm tai giữa ở trẻ em. Có một ống nối giữa tai giữa và cổ họng gọi là vòi nhĩ. Đây cũng là bộ phận quan trọng có nhiều chức năng liên quan đến tai giữa là: Thông hơi để giữ áp suất tai giữa cân bằng, bảo vệ tai giữa khỏi các áp lực từ âm thanh, tiêu dịch chảy tai giữa đổ về họng.
- Nguyên nhân dẫn đến viêm tai giữa ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm tai giữa của bé. Trong đó các bé độ tuổi còn non nớt 6 tháng - 3 tuổi rất dễ bị viêm. Bệnh viêm tai giữa nguyên nhân chủ yếu thường xuất phát từ các bệnh viêm mũi họng. Do đã nói ở trên vòi nhĩ nối tai giữa với họng. Nếu mũi họng bị viêm thì vi khuẩn, virus dễ dàng xâm nhập vào tai giữa.
Các nguyên nhân phổ biến khác gây viêm tai giữa cho trẻ bao gồm:
- Hệ miễn dịch cũng như sức đề kháng của trẻ còn quá non nớt, chưa hoàn thiện.
- Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh có cấu tạo vòi nhĩ ngắn, khẩu kính rộng hơn và vị trí là nằm ngang hơn so với người trưởng thành. Khi bé ăn uống, bú các chất lỏng có chứa vi khuẩn hoặc các chất xuất tiết sẽ dễ đi từ cổ họng và tai ngoài đi vào tai giữa gây viêm.
- Vòi nhĩ sưng viêm hoặc bị tắc nghẽn làm cho các chất dịch tiết ra bị mắc và đọng lại trong đó. Tạo môi trường ẩm ướt thuận lợi cho vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển.
- Các yếu tố làm tăng nguy cơ viêm tai giữa có thể kể đến như: Cho bé tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hay khói thuốc, trẻ nằm bú bình, cho bé đi nhà trẻ...
Khi tai giữa bị nhiễm trùng vòi nhĩ sẽ bị sưng mủ gây áp lực cho màng nhĩ. Màng nhĩ sẽ bị phồng lên, nếu áp lực gia tăng thậm chí còn bị bị rách màng nhĩ rất nguy hiểm. Cơ thể trẻ sẽ phản kháng để chống lại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh và gây sốt cho bé.
- Triệu chứng viêm tai giữa ở trẻ em điển hình
Một điều hạn chế để biết được bệnh viêm tai giữa đó là bệnh xảy ra ở trẻ còn nhỏ. Bé chưa biết nói để mô tả mình bị như thế nào hoặc bé không biết cách diễn đạt cho người lớn hiểu. Đôi khi bạn sẽ không để ý hoặc bỏ qua lời bé nói. Phần lớn trẻ em từ 6 - 18 tháng đều mắc viêm tai giữa. Vì thế cha mẹ nên nắm rõ kiến thức và phát hiện sớm viêm tai giữa ở trẻ em thông qua các dấu hiệu sau:
- Khi kéo vành tai hay ấn vào vùng tai bé sẽ khóc thét do đau đớn
- Sốt hoặc sốt cao hơn 39 độ C
- Trẻ khó chịu, bứt rứt, quấy khóc nhiều khi đặt nằm xuống do áp suất tai giữa tăng lên và tạo ra các cơn đau.
- Bé cố gắng kéo tai, cọ tai vào người bế hoặc cào cấu vào tai, kêu đau tai
- Bé khóc nhiều và trằn trọc, khó ngủ
- Trẻ không có phản ứng với các âm thanh
- Tai bị chảy dịch hoặc mủ do áp lực làm vỡ màng nhĩ
- Có mũ hoặc dịch đã khô đóng lại xung quanh tai
- Trẻ có biểu hiện hay nghiêng đầu sang một bên do mất thăng bằng.
- Trẻ độ tuổi tập đi sẽ khó giữ thăng bằng và hay loạng choạng
- Trẻ nhỏ đang bú mẹ hoặc bú bình sẽ thường hay dứt miệng khỏi núm vú.
- Quan sát thấy màng nhĩ có màu đỏ, căng phồng lên, không hoặc ít di động.
- Một số trường hợp trẻ còn có thể bị tiêu chảy
Khi trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, tốt nhất cha mẹ nên cho con thăm khám bác sĩ để phát hiện viêm tai giữa sớm ở trẻ. Nhất là những trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Phát hiện và cho con thăm khám càng sớm giúp cho việc điều trị hiệu quả càng cao.
- Viêm tai giữa ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm tai giữa ở trẻ được xếp vào căn bệnh nguy hiểm khó lường. Trẻ bị viêm tai giữa cấp cũng có thể bị thủng màng nhĩ, làm tiêu xương... Điều này làm khả năng nghe của trẻ bị hạn chế gây nên rối loạn ngôn ngữ. Hoặc nguy cơ trẻ bị điếc nhẹ nên sức nghe bị ảnh hưởng. Nguy hiểm hơn khi viêm tai giữa ở trẻ em tái phát nhiều lần và chuyển qua giai đoạn viêm tai giữa mãn tính.
Một số nguy cơ hoặc biến chứng của viêm tai giữa mãn tính mà trẻ gặp phải có thể là: Viêm màng não, áp xe não, liệt dây thần kinh mặt số 7, viêm tắc tĩnh mạch bên. Ngoài ra còn ở trẻ em một số biến chứng nhiễm trùng sọ não khác đều dễ gây tử vong cho trẻ.
Như vậy viêm tai giữa có nguy hiểm không bạn đã có câu trả lời. Bệnh viêm tai giữa với những biểu hiện không rõ ràng nên cha mẹ phải chú ý theo dõi thật kỹ các biểu hiện của con.
- Các phương pháp chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em
Trong các bệnh lý liên quan về tai mũi họng thì viêm tai giữa là căn bệnh phổ biến nhất ở trẻ. Khi trẻ ở giai đoạn viêm tai giữa cấp tính thì việc điều trị sẽ rất dễ dàng. Nếu cha mẹ phát hiện kịp thời và cho con điều trị sớm thì bệnh sẽ chữa khỏi được hoàn toàn.
Viêm tai giữa ở trẻ em vẫn có thể tự khỏi chỉ sau vài ngày nếu ở mức độ nhiễm trùng nhẹ, không biến chứng. Trong trường hợp viêm tai giữa cấp biến chuyển phức tạp hơn với 3 giai đoạn là giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Bệnh nhi sẽ được điều trị bằng phương pháp khác nhau tuỳ vào mỗi giai đoạn.
- Phòng ngừa viêm tai giữa ở trẻ em hiệu quả như thế nào
Viêm tai giữa là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Vì thế cha mẹ hãy chủ động phòng chống viêm tai giữa cho con như sau:
- Tránh cho con hít thở khói thuốc lá và môi trường ô nhiễm
- Nên cho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu sau khi sinh
- Không nên cho trẻ ngậm núm vú giả, nhất là trẻ trên 6 tháng tuổi.
- Tránh cho bé bú bình khi ngủ
- Nên rửa tay thường xuyên với xà phòng để hạn chế vi khuẩn lây lan.
- Tránh cho bé tiếp xúc với những người đang bị ốm, nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
- Nên gửi trẻ ở nơi đảm bảo, mỗi cô giáo không giữ quá 6 trẻ.
- Tiêm phòng các loại vaccine đầy đủ theo độ tuổi của trẻ.
- Địa chỉ chữa viêm tai giữa ở trẻ em tốt nhất Hà Nội
Nếu con bạn có những dấu hiệu bệnh viêm tai giữa đã nêu trên hãy cho bé thăm khám ngay. Địa chỉ uy tín mà nhiều phụ huynh lựa chọn để khám chữa bệnh viêm tai giữa ở trẻ em đó là bệnh viện An Việt.
Đến An Việt bạn được thăm khám với Chuyên gia đầu ngành về Tai - Tai thần kinh PGS TS Đoàn Thị Hồng Hoa
- Bác sĩ Hồng Hoa được giới chuyên môn đánh giá là Bác sĩ dày dặn kinh nghiệm với gần 40 năm trong khám và điều trị các bệnh lý về Tai – mũi – họng.
- Nhiều năm công tác tại Bệnh viện tai mũi họng Trung ương, Bác sĩ Đoàn Thị Hồng Hoa đã thăm khám chữa trị cho rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh lý về tai – tai thần kinh ở cả người lớn và trẻ nhỏ.
- Tên tuổi bác sĩ gắn với nhiều đề tài NCKH cấp Nhà nước, cấp Bộ, cơ sở được nghiệm thu, cùng hàng chục cuốn sách, giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo về chuyên ngành TMH.
- Sau nhiều năm làm việc và cống hiến ở vị trí bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng, bác sĩ Hồng Hoa cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Trong đó, phải kể đến giải thưởng Bằng khen sáng tạo tuổi trẻ: PGS.TS. Đoàn Hồng Hoa (năm 1998) và quan trọng hơn cả đó là sự hết lòng dành cho bệnh nhân.
- Với những cống hiến của mình, Bác sĩ Đoàn Thị Hồng Hoa được Đảng và Nhà nước trao tặng danh hiệu cao quý – Phó giáo sư Y khoa.
Hiện tại, PGS.TS. Đoàn Thị Hồng Hoa có lịch khám tại Bệnh viện An Việt: Từ 7h30 - 11h30 Thứ 2 & Thứ 3 (ngày 19/6 và 20/6/2023).
Nếu cần tư vấn về sức khỏe hoặc đặt lịch thăm khám, các bạn vui lòng gọi 1900 28 38 để được hỗ trợ.
-------------------------------