Hỏi: Tôi bị đau dạ dày nhưng lại thích ăn dứa, bác sỹ cho tôi hỏi tôi có ăn được dứa không?
Xin chào, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bệnh viện đa khoa An Việt. Bác sỹ xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Đau dạ dày là tình trạng tổn thương của bao tử, thường xuất hiện tại vùng thượng vị ở chính giữa bụng, có thể lệch sang phải hoặc trái và đau có thể lan ra sau lưng. Bệnh gây ra các cơn đau âm ỉ, khó chịu, nóng rát tại vùng thượng vị làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Các triệu chứng này thông thường chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian ngắn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, cơn đau kéo dài và dữ dội, làm hạn chế vận động, đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Bác sỹ khuyên người có tiền sử bị đau dạ dày không nên ăn dứa
Dứa là một loại trái cây lành tính chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, giống như các loại trái cây khác, nếu ăn quá nhiều dứa sẽ gây ra những triệu chứng xấu như cảm thấy khó chịu vùng bụng, cảm giác nôn nao, ợ nóng,... Nguyên nhân của tình trạng này là do các axit hữu cơ và enzym có tác dụng phân giải protein khiến niêm mạc dạ dày mỏng đi và dễ xảy ra loét.
Với hàm lượng axit cao và một số enzym tiêu hóa phân giải protein, các bác sĩ khuyến cáo người đau dạ dày không nền dùng dứa để đảm bảo việc điều trị đau dạ dày được hiệu quả và tránh làm tình trạng đau dạ dày nặng thêm.
Những người mắc bệnh lý đau dạ dày thường có sự phân bố không đều của lớp chất nhầy bên trong dạ dày. Do vậy, lớp chất nhầy này có chỗ mỏng, chỗ dày nên không thể bảo vệ toàn diện niêm mạc dạ dày khỏi axit và dịch vị. Từ đó tạo cơ hội cho axit hữu cơ và enzym phân giải protein từ dứa tấn công vào thành dạ dày khiến các vết thương bị ăn mòn rộng hơn.
Tại sao ăn dứa khi bị đau dạ dày lại không tốt?
Những thành phần trong dứa có thể gây hại cho người đau dạ dày như:
Bromelain - một loại enzym tiêu hóa có đặc tính phân giải protein. Ở những người đau dạ dày thường có lớp niêm mạc mỏng kèm theo những vết viêm loét. Do đó, việc ăn dứa sẽ càng khiến cho lớp niêm mạc ngày càng mỏng đi, nhất là khi bụng trống sẽ làm trầm trọng hơn tình trạng viêm loét và gây ra những cơn đau, khó chịu cho người bệnh.
Axit hữu cơ (acid malic, acid citric,...) là những thành phần có hàm lượng chiếm tỉ lệ cao trong dứa, do đó dứa có tính axit. Lượng axit cao góp phần làm mòn đi lớp niêm mạc dạ dày, gây tình trạng ợ chua, trào ngược thực quản và cảm giác cồn cào.
Do đó, trả lời cho câu hỏi ăn dứa có đau dạ dày không, bác sỹ khuyên người có tiền sử bị đau dạ dày không nên ăn dứa.
Nếu có thắc mắc khác về bệnh đau dạ dày, bạn có thể gọi đến hotline 1900 28 38 - 0965 98 37 73 để được hỗ trợ.
----------------------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 - 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để "Tra cứu kết quả - Đặt lịch khám - Video Call với bác sĩ" và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd