Chào bác sĩ, con trai tôi năm nay gần 4 tuổi, gần đây tôi thấy cháu đi tiểu khó, tiểu phải rặn, qua kiểm tra tôi thấy bao quy đầu của cháu hay bị phồng lên khi đi tiểu. Vậy không biết đây có phải là dấu hiệu cháu bị hẹp bao quy đầu không và nếu bị thì có nên cho cháu đi cắt không, thưa bác sĩ?
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Bệnh viện Đa khoa An Việt
Bác sĩ của bệnh viện xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Hẹp bao quy đầu ở trẻ em là tình trạng bao quy đầu dài, ôm sát quy đầu dương vật của bé, khó lộn xuống. Hẹp bao quy đầu là vấn đề thường gặp ở trẻ em, thường sẽ hết khi trẻ lớn. Khi mới sinh ra, da bao quy đầu có nhiệm vụ che đậy, bảo vệ quy đầu dương vật của em bé khỏi các tác nhân gây bệnh.
Hẹp bao quy đầu ở bé trai được chia thành 2 dạng: hẹp bao quy đầu sinh lý và hẹp bao quy đầu bệnh lý. Phần lớn trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu sinh lý, chỉ 1% trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý.
• Hẹp bao quy đầu sinh lý: hầu hết bé trai mới sinh ra đều có bao quy đầu che phủ hoàn toàn quy đầu dương vật. Khi bé lớn lên, da quy đầu lột xuống một cách tự nhiên làm lộ dần quy đầu dương vật. Đến khoảng 5 – 7 tuổi trở lên, tình trạng hẹp bao quy đầu không còn.
• Hẹp bao quy đầu bệnh lý: tình trạng hẹp bao quy đầu do tổn thương vật lý hoặc bệnh gây ra, thường là sẹo, nhiễm trùng hoặc viêm. Khi bị hẹp bao quy đầu do bệnh, trẻ gặp khó khăn trong việc lộn bao quy đầu xuống, có thể gây đau, thậm chí chảy máu. Nếu bao quy đầu của trẻ bị sưng khi đi tiểu, khó tiểu hoặc xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng thì phụ huynh cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ khoa Nam học để điều trị.
Trường hợp của con bạn có các triệu chứng của tình trạng hẹp bao quy đầu, tuy nhiên gia đình nên cho bé đi kiểm tra tham khám để tìm ra nguyên nhân bé bị hẹp bao quy đầu do sinh lý hay bệnh lý.
Nếu trẻ hẹp bao quy đầu sinh lý thì không đáng lo ngại. Biểu hiện thường gặp là da quy đầu ôm phần lớn hoặc hoàn toàn quy đầu dương vật. Khi trẻ lớn lên, da quy đầu sẽ tự tuột xuống giúp quy đầu dương vật lộ ra ngoài. Thông thường, bao quy đầu có thể kéo xuống hoàn toàn khi trẻ lên 3 tuổi hoặc lớn hơn một chút.
Phụ huynh nên lưu tâm nhiều đến trường hợp trẻ bị hẹp bao quy đầu bệnh lý. Theo đó, cách nhận biết hẹp bao quy đầu ở trẻ em do bệnh bao gồm:
• Bao quy đầu sưng phồng khi bé đi tiểu.
• Tiểu khó, tiểu phải rặn.
• Viêm bao quy đầu.
• Viêm quy đầu.
• Nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
• Đau khi trẻ cương cứng (dậy thì).
• Rất khó tuột bao quy đầu xuống.
Khi con bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện có khoa Nam học để được bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời, phù hợp.
Cần lưu ý là phải lựa chọn các bệnh viện chuyên khoa uy tín, cũng như bác sĩ có tay nghề và kinh nghiệm để tránh được nguy cơ viêm nhiễm sau phẫu thuật.
-------------------------------
BỆNH VIỆN ĐA KHOA AN VIỆT
Địa chỉ: 1E Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 1900 28 38 - 0965 98 37 73
Website: www.benhvienanviet.com
Fanpage: https://www.facebook.com/benhvienanviet
Tải APP Bệnh viện An Việt để "Tra cứu kết quả - Đặt lịch khám " và hơn thế nữa : https://onelink.to/pjmasd