Tôi bị run tay cách đây khoảng 2 năm. Lúc đầu chỉ thỉnh thoảng mới run nhẹ nhưng gần đây run ngày càng nhiều. Xin hỏi trường hợp của tôi bị run do đâu và chữa thế nào?
GS Lê Đức Hinh - Chủ tịch Hội thần kinh học VN lý giải nguyên nhân gây run tay chân thường gặp:
Run tay chân có thể là biểu hiện của một số bệnh lý thần kinh hoặc trạng thái thần kinh bị kích thích. Đa số các trường hợp run tay chân xuất phát từ tổn thương thần kinh hoặc rối loạn dẫn truyền của hệ thần kinh vận động.
Có 5 bệnh gây run tay thường gặp với đặc điểm run khác nhau, cụ thể:
Rối loạn thần kinh thực vật/rối loạn lo âu
Đặc điểm run: Run tay (hoặc cả chân) kèm theo tim đập nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp, vã mồ hôi, bồn chồn, lo lắng nhất là khi đứng trước đám đông hoặc có người lạ nhìn vào.
Run vô căn
Đặc điểm run: Triệu chứng run rõ rệt và nặng hơn ở một bên tay hoặc chỉ run ở đầu (gật gật, lắc lắc). Chủ yếu xuất hiện khi cầm nắm đồ vật hoặc khi làm việc tỉ mỉ như cầm bút viết, cầm cốc nước, gắp thức ăn,...
Căn bệnh này có tỷ lệ di truyền lên đến 50%.
Bệnh Parkinson
Đặc điểm run: Run khi nghỉ, run như đang vê viên thuốc ở ngón tay. Bệnh khởi phát ở một bên tay, sau đó run xuống chân cùng bên và sang phía đối diện; thường kèm theo co cứng cơ, khó khăn khi nói, nuốt thức ăn và đi lại chậm chạp. Bệnh Parkinson thường gặp ở người lớn tuổi nhưng cũng có ở cả người trẻ.
Các nguyên nhân khác gây run
Di chứng sau lần đột quỵ, chấn thương sọ não có thể gây ra biểu hiện run giật tay chân, co giật cơ mặt, đi đứng, nói khó khăn, chảy nhiều đờm dãi.
Ngoài ra, các nguyên nhân khác bao gồm: Bệnh cường giáp, suy gan - thận, thoái hóa đốt sống cổ, rối loạn trương lực cơ, huyết áp cao lâu ngày, rối loạn tiểu não, sau cai rượu, do tác dụng phụ của thuốc…
Hầu hết trường hợp run tay chân không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới khả năng làm việc, sinh hoạt hàng ngày và khiến người bệnh trở nên ngại ngùng, mất tự tin khi giao tiếp.
Muốn giảm run tay chân cần phục hồi tổn thương thần kinh
Vì run tay chân xuất phát từ tổn thương thần kinh, bạn cần phải khắc phục những tổn thương này để kiểm soát triệu chứng run, lấy lại sự linh hoạt và tự tin. Vậy làm thế nào để phục hồi tổn thương thần kinh vận động?
Trường hợp run tay chân nhẹ, tần suất thưa
Thường là run do rối loạn thần kinh thực vật, run sinh lý. Trường hợp này không cần sử dụng thuốc Tây y vì có thể gặp tác dụng phụ không mong muốn.
Người bệnh tự điều chỉnh tâm lý, lối sống, giảm các tác nhân gây run (căng thẳng, mệt mỏi, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, cà phê,...) và tăng cường tập thể dục hàng ngày.
Nếu đã áp dụng các phương pháp trên mà run không giảm thì cần thực hiện thêm những biện pháp sau đây.
Trường hợp run tay chân nặng do bệnh lý
Cần sử dụng thuốc điều trị thích hợp theo từng nguyên nhân và tuân thủ phác đồ của bác sĩ chuyên môn. Quá trình điều trị thường kéo dài, phức tạp và người bệnh bị phụ thuộc vào thuốc. Có thể xuất hiện tác dụng phụ trên gan, thận, dạ dày, kích thích thần kinh, tăng nhịp tim, xuất hiện ảo giác...
Phẫu thuật thần kinh là giải pháp cuối cùng để điều trị nếu thuốc không đáp ứng. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật rất đắt đỏ và đòi hỏi chuyên môn kỹ năng cao, thiết bị hiện đại.